CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐẠI NGHĨA

Sự sáng tạo của những hình xăm đại bàng cực độc đáo

Thường hình tượng hay thấy của các hình xăm này là cảnh đại bàng đang cắp đầu lâu, đứng trên đầu lâu hoặc có thể là bao trọn lấy chiếc đầu lâu. Đây là một mẫu hình xăm đại bàng đẹp với ý nghĩa tượng trưng cho tính anh dũng, gan dạ, dũng cảm không sợ hiểm nguy, cái chết. Luôn chiến đấu cho mục tiêu và lý tưởng của bản thân.

Mẫu hình xăm đại bàng cắp rắn mang ý nghĩa nhằm chỉ sức mạnh khuất phục cái ác, điều xấu xa. Bởi rắn thường dùng để chỉ những thứ ma mãnh, tàn ác. Việc đại bàng cắp rắn sẽ như việc chính nghĩa, sự hào hiệp, công lý sẽ khuất phục các ác. Không những mang đến ý nghĩa tâm linh, đạo lý cuộc sống mà cũng tượng trưng như một sự bảo vệ người sở hữu hình xăm này khỏi điều xấu, kẻ gian rình rập hãm hại.

Những lưu ý quan trọng khi xăm hình đại bàng

Khi đã quyết định chọn lựa xăm hình đại bàng thì bạn cần chú ý một số điều sau đây:

Những hình xăm đại bàng ý nghĩa nhất

Đây là danh sách một số hình xăm đại bàng ý nghĩa nhất mà Era Tattoo đã tổng hợp lại được:

Hình xăm chim đại bàng và dreamcatcher

Hình xăm chim đại bàng hoa văn dreamcatcher cũng là một trong số những mẫu hình xăm thuộc loại hình xăm đại bàng bộ lạc. Chúng mang đến ý nghĩa giúp bảo vệ giấc ngủ, loại bỏ đi những giấc mơ tiêu cực mà bạn hay gặp phải, mang đến giấc ngủ bình yên và an toàn.

Hình xăm đại bàng tung cánh biểu thị tư thế đẹp nhất của loài chim này. Với sải cánh to, rộng không những rất oai hùng, mạnh mẽ mà còn cho thấy được trạng thái đại bàng đang rất sung mãn, đang ở thế chủ động. Tượng trưng cho việc người sở hữu hình xăm này luôn có thể nắm bắt được mọi việc trong cuộc sống từ công việc, tiền bạc hay tình cảm.

Kiểu hình xăm này vừa có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển truyền thống và nét hiện đại bên trong đó khi rồng và đại bàng là 2 loài vật uy mãnh, sở hữu bầu trời. 2 linh thú này khi kết hợp lại sẽ gần như làm chủ không gian. Mang đến ý nghĩa gia tăng tài lộc, phù trợ may mắn trong các hoạt động kinh doanh mua bán cho người chủ sở hữu.

Một mẫu hình xăm đại bàng đẹp, ấn tượng cũng rất nổi tiếng trong giới xăm hình nghệ thuật đó là xăm hình đại bàng kiểu 3D. Không những tăng tính thẩm mỹ cho hình xăm lên rất nhiều mà còn khiến cho người nhìn có cảm giác như đang có một con đại bàng thật đang ở trên cơ thể của bạn vậy.

Vị trí thích hợp trên cơ thể xăm hình đại bàng

Vì biểu tượng đại bàng có nhiều ý nghĩa mang yếu tố tâm linh chính vì thế nên không phải vị trí nào trên cơ thể bạn cũng có thể lựa chọn để xăm hình đại bàng lên. Dưới đây là một số vị trí thích hợp nhất để chọn xăm, bạn có thể tham khảo:

Era Tattoo – Địa chỉ xăm hình đại bàng nổi tiếng nhất Hà Nội

Mỗi hình xăm đều mang ý nghĩa quan trọng đối với người sở hữu. Đặc biệt là những hình xăm mang yếu tố hơi hướng tâm linh như hình xăm đại bàng thì bạn nên lựa chọn những địa chỉ xăm uy tín, có tay nghề, hiểu biết về hình xăm đó. Như vậy sẽ vừa đảm bảo được tính an toàn, thẩm mỹ và cũng đảm bảo tính phong thủy cho người quan tâm đến yếu tố tâm linh.

Nếu muốn lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp và có tay nghề tốt thì hãy ghé đến Era tattoo bạn nhé. Đây là địa chỉ xăm hình nổi tiếng trong giới tattoo Hà Nội đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía khách hàng suốt nhiều năm hoạt động.

Mong qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của mẫu hình xăm đại bàng, có được chọn lựa phù hợp từ loại hình xăm, vị trí xăm đến địa chỉ xăm uy tín để sở hữu cho mình một hình xăm ưng ý nhất để cùng đồng hành trong tương lai!

Ý Nghĩa Hình xăm Đại bàng, tượng trưng cho lòng dũng cảm và tinh thần tiến thủ.

Chim ưng (đại bàng) tượng trưng cho sự tôn quý, ngụ ý nhìn xa, trông rộng. Chim Đại bàng cũng được xem là một trong những vật tổ của dân tộc Trung Hoa, tượng trưng cho lòng dũng cảm và tinh thần tiến thủ. Bức họa Phi Ưng cũng có nghĩa là ” Chim ưng phá tan không trung”, “Đại bàng tung cánh”. Chim Đại bàng cắp thỏ là đề tài phổ biến trong tranh dân gian, Chim Đại bàng tượng trưng cho sự cương nghị, mạnh mẽ, nam tính. Thỏ tượng trưng cho sự nhu mì, nữ tính, thể hiện sự hòa hợp mỹ mãn vợ chồng.

Đại bàng mang đầy đủ những thuộc tính của loài chim, những người cầm tinh con rồng, rắn, trâu (Thìn, Tỵ, Sửu), có thể xăm hình chim Đại bàng. Những người cầm tinh con Mèo, Chó, Gà (Mão, Tuất, Dậu) thì không nên xăm.

Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh  là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật. Theo lịch sử  Phật giáo,  Đức Phật lúc nhỏ là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.

“Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phan Siddhārtha Gautama), cũng được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". hoặc Nhất thiết nghĩa thành,Thành tựu chúng sinh. Thích ca dịch nghĩa là năng nhân, Mâu Ni dịch là tịch mặc, sự tĩnh lặng thấu suốt”. [Phật học Phổ Thông.HT Thích Thiện Hoa]

Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền ( còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền  tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng). Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản  vào ngày trăng tròn tháng Vesak  thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1 tháng 5, trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2  tức ngày 31 tháng 5. Vì thế cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam truyền có thể khác nhau như đã nêu trên, nên năm Phật lịch các nước này có thể cách nhau một năm.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Tích Lan từ 25/ 5 đến 8/ 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia  đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch. Từ đó các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).

Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc, những hoạt động kỷ niệm được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, thời gian tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Hưởng ứng chủ trương của Liên Hợp quốc, từ năm 2.000, Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm nào cũng cử đoàn đại biểu của Phật giáo Việt Nam tham gia Đại lễ Vesak quốc tế được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp quốc hoặc ở các nước có Phật giáo đăng cai.

Đặc biệt, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc. Lần thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đăng cai và phố hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak 2008 tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam đã mời 80 nước và vùng lãnh thổ có Phật giáo tham dự; nhận lời mời 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo đã tham gia với trên 850 vị khách quốc tế là đại biểu chính thức, trên 10 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước tham dự với nhiều diễn đàn và hoạt động. Lần thứ hai, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak năm 2014 tại Bái Đính tỉnh Ninh Bình nơi có ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, với sự giúp đỡ của Nhà nước về đảm bảo an ninh và an toàn y tế. Việt Nam mời 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, 95 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với trên 1.050 đại biểu quốc tế chính thức và hơn 600 du khách quốc tế tham dự. Đại lễ với sự tham gia của trên 20 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước với nhiều hoạt động phong phú. Hai lần Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong tình cảm bạn bè và Phật giáo thế giới về đất nước, con người Việt Nam, thể hiện sự lớn mạnh của Phật giáo Việt Nam,…

Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam  được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất, Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật;  lễ tắm Phật  Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi  được dòng nước thơm và trong lành gột rửa. Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử. Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố,các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông,hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,…Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với  Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương  tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp,xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.

Tại một số nước châu Á, vào ngày Phật Đản,  không để ai bị đói vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và ai cũng được mời ăn. Vào ngày Phật đản, các Phật tử không sát sinh. Ngày đó, tất cả  những người theo đạo Phật đều ăn chay, người bán hàng ở chợ cũng chỉ bán đồ chay. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui với triết lý hiến dâng sự sống cho muôn loài...

Năm nay, ngoài việc cử hành các nghi lễ, hoạt động như mọi năm, Giáo hội Phật giáo  Việt Nam từ trung ương tới địa phương chỉ đạo tới tăng, ni, Phật tử các địa phương thể hiện sự chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, những người già cả, neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. Các cơ sở tự viện trong tăng cường tổ chức các khóa tu mùa hè, tạo không gian văn hóa lành mạnh cho các đối tượng sinh hoạt những ngày hè bổ ích.  Thông qua các sinh hoạt chung còn là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, cá nhân an lạc. Thực hiện mỗi người tốt thì gia đình sẽ tốt, mỗi gia đình tốt cả xã hội sẽ tốt theo phương châm “ tốt đời đẹp đạo”./.

Bên cạnh tính thẩm mỹ mà mỗi hình xăm mang đến cho người sở hữu thì chúng còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tượng trưng bên trong đó. Từ đại diện cho một nét tính cách, một nền văn hóa, lý tưởng sống hay yếu tố tâm linh tinh thần,… Mẫu hình xăm đại bàng cũng là một trong số các hình xăm được nhiều người yêu thích, lựa chọn sử dụng tuy nhiên lại không quá nhiều người hiểu hết ý nghĩa ẩn dấu của hình xăm này. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và các biểu tượng hình xăm đại bàng đẹp, cực chất trong bài viết sau đây.