Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, thu nhập thực tế của người dân Trung Quốc tăng trung bình 6% mỗi năm, dẫn đến mức tăng trưởng mạnh, gấp 75,8 lần so với năm 1949 theo giá trị thực.

"Thợ nề kiếm được 40.000 NDT trong nửa tháng"

Theo Red Star News, một đoạn video quay về một gia đình thợ xây 9X gồm 3 người kiếm được 40.000 NDT (5.644 USD) trong nửa tháng gần đây đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong cư dân mạng.

Tạ Ân Tùng, sinh năm 1997 tại Tế Nam, Sơn Đông, đã làm thợ nề được 9 năm, năm thứ hai đã mua một chiếc ô tô trị giá hơn 100.000 NDT (14.111 USD). Năm thứ 7, anh mua một căn hộ trả góp rộng 120 m2. Lấy công việc lát gạch một ngôi nhà mới rộng 160m2 làm ví dụ, thời gian lao động là 15 ngày, bao gồm cả công việc và vật liệu, gia đình ba người của Tạ Ân Tùng có thể kiếm được khoảng 40.000 NDT.

Về cuộc tranh luận xung quanh chuyện “một gia đình thợ xây kiếm được 40.000 NDT trong nửa tháng”, ông Hàn, người đứng đầu một công ty trang trí nội thất ở Thâm Quyến, cho rằng “đối với một ngôi nhà rộng 160 m2, nhân công và lãi vật liệu được 40.000 NDT trong nửa tháng là điều bình thường. Nhưng việc lát gạch không đảm bảo được tính liên tục của công việc”. Ông Đào, một thợ lát gạch, nói: “Vì lát gạch sàn nhà phải ngồi xổm cả ngày, về già lưng sẽ rất đau".

Bà Lô, phụ trách một công ty trang trí ở Quảng Châu, cho biết, trong ngành trang trí, một cặp vợ chồng thu nhập 200.000 NDT/năm (28.222 USD) không có vấn đề gì, nếu tay nghề tốt thì luôn có việc làm. "Họ có thể làm việc 8 giờ, 10 giờ hoặc 12 giờ/ngày. Bằng cách này, 3 người có thể kiếm được 20.000 đến 30.000 NDT trong nửa tháng".

Sinh viên đại học cần tăng cường kỹ năng

Điều đáng chú ý là ngoài tin " gia đình thợ nề kiếm được 40.000 NDT trong nửa tháng", gần đây những tin tức thu hút sự chú ý còn có "shipper kiếm được 1,02 triệu NDT trong 3 năm" và "chú bé shipper kiếm được 1,08 triệu NDT trong 3 năm".

Theo Công nhân Nhật báo, ông Hùng Bính Kỳ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21, dự đoán rằng với những thay đổi về dân số mới sinh, trong 10 năm tới mức lương của những thợ lành nghề sẽ cao hơn những nhân tài học thuật. Hơn nữa, địa vị và chế độ đãi ngộ của các vị trí có tay nghề đang dần được nâng cao, "có điều một số định kiến, khuôn mẫu đã phân loại công việc thành ba, sáu hoặc chín bậc vẫn cần có thời gian để đảo ngược".

Ông cho rằng thực tế đang thay đổi và các quan niệm cũng cần thay đổi theo. “Ngày nay có chủ trương coi nhẹ trình độ học vấn, đề cao kỹ năng. Đất nước cần loại nhân tài có tay nghề cao, một số vị trí cần có tay nghề đang rất thiếu hụt. Nếu những người trẻ muốn làm những công việc cấp cao sẽ gây khó khăn về cơ cấu việc làm. Sinh viên đại học phải học cách xem nhẹ trình độ học vấn và nhấn mạnh kỹ năng của bản thân".

(KTSG) - Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2023 do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, thu nhập bình quân của một người trong năm 2023 theo giá hiện hành đạt 4,96 triệu đồng/tháng, tăng 6,2% so với năm 2022; trong khi đó GDP bình quân đầu người trên tháng của năm 2023 là khoảng 8 triệu đồng.

Cần lưu ý rằng GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người là khác nhau. GDP tính theo phương pháp thu nhập bao gồm thu nhập của người lao động (thu nhập từ sản xuất), thặng dư sản xuất gộp (bao gồm khấu hao tài sản cố định), các loại thuế gián thu (như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài, thuế bảo vệ môi trường...) và các loại phí liên quan đến sản xuất. Như vậy thu nhập của người lao động chỉ khoảng gần 60% GDP, còn lại là thuế gián thu và phí (khoảng 10% GDP) và thặng dư sản xuất gộp (khoảng 30% GDP)

Một điểm cần lưu ý nữa, con số 4,96 triệu đồng/tháng là bình quân của tổng thu nhập của dân cư, bao gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thu nhập từ sở hữu và thu nhập từ chuyển nhượng (kiều hối là khoản cơ bản).

Như vậy tổng thu nhập của dân cư năm 2023 khoảng 5,97 triệu tỉ đồng. Ước tính của Tổng cục Thống kê (trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023) cho thấy tiêu dùng cuối cùng của dân cư khoảng 5,58 triệu tỉ đồng, bình quân khoảng 4,63 triệu đồng/người/tháng. Từ đó có thể tính ra khu vực hộ gia đình có 390.000 tỉ đồng cho tiết kiệm.

Tuy nhiên thu nhập từ sản xuất (tiền lương, tiền công...) bình quân đầu người/tháng so với tổng thu nhập, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê là tăng từ 51,1% năm 2018 lên 55% năm 2023, tính ra chỉ khoảng 2,68 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn mức tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người của dân cư khá nhiều.

Cần lưu ý rằng, tiết kiệm là nguồn lực cơ bản để tái đầu tư cho sản xuất, do đó nếu lượng tiền tiết kiệm 390.000 tỉ đồng bị găm ở bất động sản, vàng hoặc ngoại tệ... thì nền kinh tế đến chu kỳ sản xuất sau sẽ “trầm uất” do thiếu vốn để đầu tư. Hơn nữa nếu vì một lý do gì đó mà lượng kiều hối giảm sút tình hình sẽ rất khác, đặc biệt khi thu nhập bình quân đầu người từ tiền lương, tiền công chỉ bằng 55% tổng thu nhập.

Điều này cho thấy cấu trúc thu nhập rất không bền vững. Cần chú trọng vào thu nhập từ sản xuất để thu nhập được bền vững. Mà muốn vậy thì cần chú trọng đến sản xuất (phía cung) bằng cách giảm các loại thuế, phí và các chính sách khắt khe không chỉ đối với doanh nghiệp mà cả đối với dân cư.

Một điểm cần lưu ý khác, đó là thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn tuy có tăng so với năm 2021, nhưng vẫn quá thấp, chỉ bằng 84% thu nhập bình quân đầu người chung của cả nước và bằng 67% của khu vực thành thị, cho thấy mức sống của khu vực nông thôn (chiếm 60% dân số Việt Nam) là rất khó khăn.

Nhóm hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất - tức là 20,6 triệu người) chỉ có thu nhập bình quân đạt 1,45 triệu đồng/người/tháng, trong khi khoảng hơn 40 triệu dân cư khác (nhóm 2 và nhóm 3) cũng chỉ nhỉnh hơn một chút thì không có gì đáng vui mừng. Điều này cũng cho thấy chuẩn mực thế nào là hộ nghèo cần được xem lại, không nên tranh luận theo kiểu “Tây bảo thế!”.

Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản là nhóm ngành có chỉ số lan tỏa đến tổng giá trị gia tăng (tổng giá trị gia tăng và thuế sản phẩm = GDP) cao hơn nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo rất nhiều, trong khi đó sản phẩm cuối cùng này lan tỏa đến nhập khẩu cũng thấp hơn nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Thật bất ngờ thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê năm ngoái lại nói rằng: “Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022”. Phải chăng đây là sự phân bổ ngược nguồn lực?

Điều này cho thấy nước Mỹ đã vượt qua đợt tăng giá mạnh nhất trong bốn thập kỷ để khôi phục sức mua của hầu hết người tiêu dùng trong nước.

Thu nhập trung bình của hộ gia đình, được điều chỉnh theo lạm phát, tăng 4% lên 80.610 USD vào năm 2023, từ mức 77.450 USD vào năm 2022. Đây là lần đầu tiên con số này tăng kể từ năm 2019 và xấp xỉ mức 81.210 USD của năm đó.

Bà Liana Fox, Phó trưởng Bộ phận Thống kê Xã hội, Kinh tế và Nhà ở tại Cục Thống kê Dân số, cho biết, thu nhập trung bình của hộ gia đình đang quay trở lại thời kỳ đỉnh cao trước đại dịch COVID-19.

Các số liệu này có thể trở thành tâm điểm chú ý trong chiến dịch tranh cử tổng thống nếu Phó Tổng thống Kamala Harris coi đó là bằng chứng cho thấy tình hình tài chính của người Mỹ phần lớn đã phục hồi sau khi lạm phát đạt đỉnh 9,1% vào năm 2022.

Các nhà kinh tế dự báo Chính phủ Mỹ sẽ công bố báo cáo cho thấy lạm phát đã giảm từ mức 2,9% trong tháng 7/2024 xuống 2,6% trong tháng 8/2024. Cục Dự trữ Liên bang, với mức lạm phát mục tiêu là 2%, sẵn sàng bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tuần tới.

Mặc dù các hộ gia đình Mỹ điển hình lấy lại được sức mua như năm 2019 vào năm 2023, nhưng mức sống của họ về cơ bản không tăng lên. Đó là sự khác biệt rõ rệt so với 4 năm trước đó (2015-2019), khi thu nhập trung bình được điều chỉnh theo lạm phát tăng 14%.

Số liệu mới dựa trên thu nhập trước thuế, bao gồm an sinh xã hội và các chương trình phúc lợi khác, nhưng không bao gồm các phúc lợi không dùng tiền mặt như phiếu thực phẩm và chương trình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho người có thu nhập thấp (Medicaid).

Thu nhập tăng vọt phản ánh số việc làm được tạo ra vững chắc trong năm ngoái, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong nửa thế kỷ là 3,4% vào tháng 4/2023. Tỷ lệ người Mỹ trong bộ phận dân số trưởng thành từ 25 tuổi đến 54 tuổi có việc làm đạt trung bình 80,7% vào năm ngoái, mức cao nhất trong 23 năm.