Căn cứ Mục 3 Phần B Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định 508/QĐ-UBND năm 2023 quy định như sau:
Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
Căn cứ Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng như sau:
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Cen Academy phối hợp cùng đoàn thanh niên Bộ Tư lệnh cảnh vệ định hướng nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho Hạ sĩ quan, chiến sỹ nghĩa vụ
(PLVN) - Sáng 12/08/2024, tại Hội trường Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, số 16 Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội, Cen Academy đã phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức: “Hội nghị định hướng nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ”.
Hướng nghiệp - bước đệm vững chắc cho tương lai
Với mục tiêu cung cấp những thông tin định hướng nghề nghiệp thiết thực để lực lượng lao động trẻ tiếp cận cơ hội học tập và tham gia thị trường nhân lực quốc tế, “Hội nghị định hướng nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ” đã thu hút sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ, cả trực tuyến và trực tiếp tại hội trường.
Phát biểu tại sự kiện, Thiếu tướng Phạm Tiến Cương - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã nhấn mạnh tính cấp thiết trong việc định hướng nghề nghiệp đối với các chiến sĩ nghĩa vụ trước khi rời khỏi lực lượng. Thiếu tướng khẳng định rằng, việc hướng nghiệp không chỉ tạo điều kiện cho các chiến sĩ chuẩn bị tốt cho tương lai mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho cuộc sống mới sau khi xuất ngũ.
Các chiến sĩ tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và khắt khe đầu vào cả về điều kiện thể lực, năng lực và phẩm chất, là lực lượng lao động trẻ chất lượng sau khi ra quân.
Cen Academy sẵn sàng đồng hành cùng nhân lực Việt
Với sứ mệnh giải quyết những vấn đề của thị trường lao động trong nước, mở ra cơ hội tham gia vào thị trường lao động quốc tế, Công ty Cổ phần Cen Academy là đơn vị đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các thị trường quốc tế như: CHLB Đức, Nhật Bản,... Đây cũng là hai thị trường yêu cầu khắt khe về tính kỷ luật, phù hợp với phẩm chất và năng lực của các chiến sĩ được đào tạo trong môi trường quân đội và công an.
Phát biểu tại Hội nghị ông Trần Văn Hùng, Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group, đánh giá cao tinh thần kỷ luật của các chiến sĩ tại Bộ Tư lệnh Cảnh vệ. Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group cho rằng: “Chính những phẩm chất quý báu này làm cho các chiến sĩ trở thành những ứng viên tiềm năng, rất phù hợp để tham gia vào các chương trình học tập và việc làm toàn cầu”.
Cũng tại hội nghị, đại diện Cen Academy đã cung cấp thông tin chi tiết về hai chương trình “Đi Nhật cùng Cen” và “Du học kép tại Đức”, với lộ trình đào tạo thiết kế tối ưu để hỗ trợ học viên phát triển toàn diện. Với thị trường Nhật, Cen tập trung chủ yếu vào mảng phát triển nhân sự có kỹ năng và tay nghề, chú trọng vào việc dạy tiếng, định hướng và đào tạo nghề bài bản cho học viên tại Việt Nam trước khi sang Nhật.
Bên cạnh đó, chương trình Du học kép tại Đức do Cen Academy triển khai ngoài kiến thức nền tảng và ngoại ngữ, học viên còn được rèn luyện khả năng thực chiến cường độ cao. Học viên liên tục được đón tiếp và phỏng vấn với các đại diện doanh nghiệp hàng đầu tại Đức trong nhiều lĩnh vực: cơ khí, điện tử, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin, …
Mới đây, Cen Academy cũng chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Đức, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc kết nối và hỗ trợ học viên. Đồng thời, tại lễ ra mắt chương trình “Đi Nhật cùng Cen”, Cen Academy cũng ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp uy tín như các đơn vị cung ứng việc làm, công ty phái cử tại Nhật Bản, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho học viên.
Với hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư lớn, Cen Academy hiện có hai trung tâm đào tạo hiện đại và lớn nhất cả nước tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Học viên tại Cen Academy được đào tạo ngoại ngữ, định hướng nghề nghiệp, được kết nối với doanh nghiệp và đào tạo văn hóa.
Sự kết hợp này đảm bảo học viên có một nền tảng vững chắc và toàn diện để chinh phục các cơ hội việc làm toàn cầu. Tại sự kiện, các thắc mắc về chi phí học tập, lộ trình đào tạo và phát triển của các chiến sĩ cũng được các chuyên gia Khối Đối ngoại Đức và Nhật Bản giải đáp chi tiết.
Sự hợp tác giữa Cen Academy và Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã ghi dấu ấn thành công rõ rệt trong việc cung cấp những thông tin thiết yếu và giá trị cho các chiến sĩ. Hội nghị là bước đi đầu tiên trong chuỗi hoạt động hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh vệ và Cen Academy trong việc định hướng, tư vấn việc giới thiệu việc làm cho hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ.
Văn phòng Cen Academy & Trung tâm đào tạo Cen Global Academy:
Cơ sở Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà The Golden Palm, Số 21 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Cơ sở TP. HCM: Khu phức hợp Vivian Park - Lô T5-2 và Lô T6, Đường D11B, Khu Công Nghệ Cao, phường Tăng Nhơn Phú B, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Fanpage: https://www.facebook.com/CenAcademy.duhockep.vn/
Ngày 10/12, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 tổ chức hội nghị tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2024. Đại tá Trần Hồng Quế - Phó Chính ủy Vùng chủ trì hội nghị với sự tham dự của đội ngũ cán bộ chính trị, đại diện cấp ủy của các tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ Vùng.
Theo đánh giá, trong năm 2024, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị của Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 được triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ. Nổi bật như tổ chức thành công lễ kỷ niệm 20 năm ngày truyền thống Bộ Tư lệnh Vùng; Đại hội thi đua quyết thắng các cấp giai đoạn 2029 - 2024; tuyên truyền xua đuổi nhóm tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam; diễn tập chống khủng bố…
Vùng đã phối hợp với các Ban Dân vận Tỉnh ủy, Thành ủy trong khu vực phụ trách thực hiện có hiệu quả 7 chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”, 6 đợt hoạt động công tác dân vận “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo”.
Ngoài ra, đã có 16 đợt tuyên truyền, phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) được tổ chức với hơn 4.800 lượt cán bộ, đảng viên, ngư dân, học sinh trên địa bàn. Bộ Tư lệnh Vùng đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành của địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Các tổ chức đoàn, Hội phụ nữ triển khai nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả như chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năn 2024, cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”; chương trình “Đông ấm, xuân yêu thương”. Đề án tổ chức cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2024 - 2029 cũng đã được triển khai mở rộng ở một số địa bàn...
Các đại biểu dự hội nghị đã thảo luận, chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục, đề ra nhiều biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị năm 2025 và những năm tiếp theo.
Dịp này, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đảng, công tác chính trị năm 2024.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được thành lập theo sắc lệnh số 16 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là Bộ Tư lệnh có "chức năng tham mưu cho Ðảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng tại địa phương; tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý, chỉ huy các đơn vị lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ thuộc quyền..."[1]
Trụ sở Bộ Tư lệnh hiện đặt tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Tháng 10 năm 1945, thành lập Khu đặc biệt Hà Nội.[2]
Tháng 11 năm 1946, cả nước được tổ chức lại thành 12 chiến khu. Hà Nội được tổ chức lại thành Chiến khu 11, còn gọi là Mặt trận Hà Nội.[2]
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Mặt trận Hà Nội được sáp nhập vào Khu 2.[2]
Ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3.[2]
Tháng 5 năm 1949 thì Khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội.[2]
Năm 1957, Bộ Tổng tư lệnh thành lập Thành đội Hà Nội trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Ngày 1/8/1964, lại trực thuộc Quân khu 3.
Tháng 9 năm 1964 lại được chức độc lập thành Bộ Tư lệnh Thủ đô.[2]
Ngày 5 tháng 3 năm 1979, theo sắc lệnh 28-LCT, Quân khu Thủ đô được thành lập trên cơ sở Bộ tư lệnh Thủ đô, quản lý về mặt quân sự địa bàn thành phố Hà Nội.[2]
Năm 1999, địa bàn của Quân khu Thủ đô bổ sung bao gồm cả tỉnh Hà Tây, nay đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội[2]
Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII vào ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 15 quyết định mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Theo đó, địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội, diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Tây, diện tích tự nhiên của huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và diện tích tự nhiên của 4 xã (xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung) thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII ngày 16 tháng 7 năm 2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Ngày 25 tháng 7 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2192/QĐ-BQP, 2194/QĐ-BQP hợp nhất Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tây, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định 2196/QĐ-QP sáp nhập Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc, Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.[2]
Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội.[3] Tổ chức Đảng bộ trong Bộ Tư lệnh Thủ đô theo phân cấp như sau:
Về thành phần của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô thường bao gồm như sau:
Câu lạc bộ bóng chuyền nữ Bộ Tư lệnh Thông tin (tên gắn với nhà tài trợ hiện tại là Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước) là đội bóng giàu thành tích nhất của giải vô địch bóng chuyền quốc gia Việt Nam. Câu lạc bộ lập thành tích vô địch nhiều nhất Việt Nam, hơn tất cả các đội bóng chuyền nam và nữ khác. Từ mùa giải chuyên nghiệp 2004 đến 2024 do liên đoàn bóng chuyền Việt Nam tổ chức với 21 lần thì BTL Thông tin đã vào chung kết tới 17 lần và vô địch 12 lần. Câu lạc bộ bóng chuyền Bộ Tư lệnh Thông tin có trụ sở tại Hà Nội. Tại Giải bóng chuyền vô địch quốc gia Việt Nam 2024, đội giành hạng 5 chung cuộc.
Câu lạc bộ bóng chuyền nữ Bộ Tư lệnh Thông tin tiền thân là Đội bóng chuyền nữ Bộ Tư lệnh Thông tin được thành lập ngày 15 tháng 8 năm 1970.
Từ năm 2008 đến năm 2009, đội mang tên Bộ Tư lệnh Thông tin Trust Bank.
Năm 2010, đội mang tên Thông tin Liên Việt Bank.
Từ năm 2011 đến năm 2020, đội mang tên Thông tin LienVietPostBank.
Từ năm 2021 đến tháng 6 năm 2022, đội mang tên Bộ Tư lệnh Thông tin - FLC.
Từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023, đội mang tên Bộ Tư lệnh Thông tin.
Từ tháng 8 năm 2023 đến nay, đội mang tên Binh chủng Thông tin - Trường Tươi Bình Phước.
Đây là câu lạc bộ giàu thành tích nhất Việt Nam, vô địch 12 trong 21 lần Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam được tổ chức. CLB vô địch Giải vô địch bóng chuyền Việt Nam những năm 2004, 2005, 2006, 2008, 2010, 2012, 2013, 2014, 2015[1] 2019, 2020, 2021. Câu lạc bộ cũng góp nhiều vân động viên cho Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam nhất.
Huấn luyện viên của CLB cũng thường là huấn luyện viên của Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam.
Tại Giải bóng chuyền cúp Hoa Lư, tính đến năm 2024 có 9 mùa giải có giải nữ thì Bộ Tư lệnh Thông tin vô địch 4 lần vào các năm 2004, 2012, 2013, 2014, còn 2 lần đạt giải Á quân vào các năm 2008 và 2022.[2] Tại Đại hội Thể thao quân sự thế giới 2015 tổ chức tại Hàn Quốc, đội là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự và đoạt được tấm HCĐ.
Tại Giải bóng chuyền cúp Hùng Vương sau 16 mùa giải (2005-2024) đội vô địch 4 lần vào các năm 2009, 2010, 2011, 2013 và Á quân 4 lần vào các năm 2012, 2015, 2016, 2018.
Theo AFP, các thẩm phán ICC cho rằng có lý do để nghi ngờ Tổng tư lệnh quân đội Gerasimov và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu chịu trách nhiệm việc lực lượng Nga tấn công bằng tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine từ ít nhất ngày 10.10.2022 đến ít nhất ngày 9.3.2023.
ICC cho hay mục tiêu trực tiếp của các vụ tấn công trên là cơ sở dân sự, và cho dù có thể xem những mục tiêu trên là thuộc quân sự, dân thường vẫn có thể hứng chịu tổn thất sau những đợt tấn công.
Hãng TASS đưa tin, Hội đồng An ninh Nga cùng ngày đã có phản ứng trước lệnh bắt giữ mới nhất từ ICC khi gọi lệnh bắt giữ là một phần của “cuộc chiến tranh lai” chống Moscow.
Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov tham dự cuộc họp thường niên của Hội đồng Bộ Quốc phòng tại Moscow, ngày 21.12.2022
Sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga hồi tháng 3, ông Shoigu được bổ nhiệm làm Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga.
Tháng 3 năm ngoái, ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin. Moscow trả đũa bằng cách phát lệnh bắt ngược lại chủ tịch ICC.
ICC không có lực lượng cảnh sát riêng để thi hành các lệnh bắt, mà dựa vào hệ thống tư pháp của 124 quốc gia thành viên nếu muốn tiến hành. Theo lý thuyết, bất kỳ người nào xuất hiện trong danh sách bắt giữ đều hạn chế lui tới lãnh thổ quốc gia thành viên ICC vì sợ bị bắt giữ.
Kể từ tháng 3 đến nay, Tổng thống Putin thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài, gây chú ý nhất là Kyrgyzstan, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Ba nước này đều không phải là thành viên ICC.