Khi tìm hiểu về phương thức vay vốn ngân hàng, hai khái niệm quan trọng cần được hiểu rõ "dư nợ gốc" và "dư nợ giảm dần". Dư nợ gốc là tổng số tiền vay ban đầu mà bạn cam kết trả lại ngân hàng theo kỳ hạn đã định. Ngược lại, dư nợ giảm dần là số tiền còn nợ dựa trên việc thanh toán gốc theo thời gian. Việc hiểu rõ hai khái niệm này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tài chính thông minh, hiệu quả.
Tìm hiểu khái niệm về dư nợ gốc và dư nợ giảm dần
Dư nợ gốc là số tiền ban đầu mà người vay nhận được từ tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng. Đây cũng là tổng số tiền gốc mà người vay phải trả lại theo thời gian thông qua các kỳ trả nợ.
Ví dụ: Anh H đã làm thủ tục vay thế chấp tại ngân hàng, thực hiện ký kết hợp đồng công chứng và hợp đồng vay vốn với số tiền 2 tỷ đồng để mua bất động sản vào ngày 30/01/2022.
Tuy nhiên đến ngày giải ngân, anh H nhận được sự hỗ trợ tài chính từ gia đình với số tiền 1 tỷ đồng để mua nhà. Do đó, thay vì vay đủ 2 tỷ đồng như dự kiến, anh quyết định chỉ vay 1 tỷ đồng và ngân hàng đã đồng ý với quyết định này. Khi ngân hàng giải ngân cho anh H vào ngày 10/03/2023, số tiền vay là 1 tỷ đồng. Như vậy, tính đến ngày 10/03/2023, anh Hoàng đã có khoản nợ vay là 1 tỷ đồng. Đây là "dư nợ gốc" tại thời điểm đó.
Dư nợ gốc là tổng số tiền vay ban đầu mà khách hàng vay từ tổ chức tín dụng (Nguồn ảnh: Báo Đầu Tư)
Dư nợ giảm dần là một cách tính lãi suất và thanh toán nợ trong quá trình vay vốn. Khi lựa chọn hình thức vay theo dư nợ giảm dần, số tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền nợ còn lại sau mỗi kỳ thanh toán gốc.
Cách tính này giúp người vay tiết kiệm được tổng chi phí lãi suất trong suốt thời gian vay so với cách tính lãi theo dư nợ gốc khi mà lãi suất được tính trên số tiền gốc ban đầu. Cách tính này thường áp dụng cho khoản vay mua nhà, mua xe, tiêu dùng hoặc cho những khách hàng vay cá nhân để đầu tư vào các dự án nhỏ.
Ví dụ: Nếu anh H chọn hình thức vay trả lãi hàng tháng và trả gốc cuối kỳ sau 6 tháng. Theo đó, hàng tháng anh H chỉ trả lãi mà không giảm phần gốc do phải đến tháng thứ 6 mới trả gốc một lần. Vì vậy, số nợ gốc không giảm theo từng tháng.
Tuy nhiên, nếu anh H chọn hình thức trả nợ gốc và lãi hàng tháng với thời hạn vay 25 năm (tức 300 tháng), mỗi tháng sẽ trả gốc 3,3 triệu đồng. Khi đó, số nợ gốc giảm dần, lãi suất cũng giảm theo dư nợ giảm dần.
Cách tính lãi suất nào có lợi cho người vay?
Mỗi cách tính đều mang đến ưu điểm và nhược điểm riêng và sự chọn lựa phụ thuộc vào từng trường hợp, mục tiêu tài chính cụ thể của người vay. Phương pháp tính lãi theo dư nợ gốc có ưu điểm: Mức lãi suất duy trì ổn định suốt thời gian vay giúp người vay dễ dàng lập kế hoạch tài chính với số tiền trả hàng tháng cố định. Hơn nữa, việc trả nợ gốc nhanh chóng giúp giảm tổng số tiền lãi phải trả trong suốt thời gian vay.
Để phương pháp này hiệu quả, mức lãi suất phải thấp hơn đáng kể so với phương pháp dư nợ giảm dần. Việc chọn thời gian vay quá dài cũng có thể tăng đáng kể tổng chi phí lãi suất, từ đó gây áp lực tài chính không mong muốn.
Mỗi cách tính đều mang đến ưu điểm và nhược điểm riêng (Nguồn ảnh: Sight Doing)
Ngược lại, phương pháp tính lãi theo dư nợ giảm dần giúp người vay tiết kiệm chi phí lãi suất theo thời gian. Khi số tiền gốc giảm dần, tiền lãi hàng tháng cũng giảm, hỗ trợ người vay trả nợ gốc nhanh chóng và giảm chi phí lãi suất. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất ở đây là mức lãi suất có thể thay đổi trong quá trình vay, đòi hỏi sự cẩn trọng khi quản lý tài chính.
Trong quá trình lựa chọn phương pháp tính lãi suất phù hợp, người vay cần xem xét những yếu tố sau đây:
Như vậy, khi vay vốn ngân hàng, việc hiểu rõ về dư nợ gốc và dư nợ giảm dần rất cần thiết nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và quản lý tài chính một cách hiệu quả. Việc lựa chọn giữa hai phương pháp tính sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí tổng cộng của khoản vay. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng và trao đổi với ngân hàng để chọn lựa phương thức phù hợp với khả năng tài chính, mục tiêu vay vốn của mình.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Vay mua nhà trả góp nên chọn tính lãi theo dư nợ gốc hay dư nợ giảm dần để có lợi nhất?
Ngân hàng kích thích nhu cầu vay vốn mua nhà
Số dư công nợ đầu kỳ là một khái niệm quen thuộc với dân kế toán, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ số dư công nợ đầu kỳ là gì. Còn bạn, bạn hiểu thế nào về khái niệm này và những thông tin liên quan? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. Tìm hiểu ngay nhé!
Số dư công nợ đầu kỳ được hiểu là số dư đầu kỳ của các khoản công nợ phải thu khách hàng hay phải trả cho người bán. Khi sử dụng phần mềm quản lý công nợ, người dùng cần phải nhập số dư công nợ đầu kỳ để có thể quản lý.
Cách tính lãi suất theo dư nợ gốc và dư nợ giảm dần khi vay vốn ngân hàng
Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc như sau:
Ví dụ: Nếu bạn vay 50 triệu đồng từ ngân hàng với lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. Theo cách tính dựa trên dư nợ gốc, mỗi tháng bạn phải trả số tiền lãi được tính trên số gốc 50 triệu đồng. Số tiền hàng tháng phải trả được tính như sau:
Do đó, hàng tháng bạn sẽ phải trả số tiền đều nhau là 4.666.667 đồng trong suốt 12 tháng. Tổng số lãi phải trả trong kỳ hạn 12 tháng trên số gốc 50 triệu đồng sẽ là 6 triệu đồng.
Hàng tháng bạn sẽ phải trả số tiền đều nhau nếu tính lãi theo dư nợ gốc (Nguồn ảnh: HDBank)
Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần như sau:
Ví dụ, nếu bạn vay ngân hàng 120 triệu đồng với lãi suất 12%/năm và kỳ hạn 12 tháng, áp dụng cách tính theo dư nợ giảm dần, tiền lãi hàng tháng phải trả trong suốt 11 tháng (trừ tháng đầu) sẽ được tính như sau:
Tiền lãi trả mỗi tháng = (120 triệu – tiền gốc đã trả) * Lãi suất cố định suốt kỳ hạn vay, cụ thể:
Như vậy, tổng số tiền lãi phải trả cho số tiền gốc 120 triệu trong 12 tháng sẽ là 7.800.000 đồng.
Một số lưu ý về hạn mức công nợ
Sau khi hiểu rõ về khái niệm số dư công nợ đầu kỳ là gì, thì vấn đề tiếp theo cũng quan trọng không kém mà bạn cần phải chú ý đó là những lưu ý về hạn mức công nợ. Vì chỉ cần có một sai lệch nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến kết quả tính toán cuối cùng bị sai lệch, gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của bạn. Một số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý đó là:
Đối với công nợ phải thu, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:
Tùy theo đối tượng và tình huống cụ thể, kế toán công nợ phải hạch toán nợ phải thu một cách rõ ràng, chi tiết. Tốt nhất, kế toán nên có hướng giải quyết cho tình huống hạn mức công nợ tối đa và thời hạn công nợ hợp lý. Để tránh tình trạng kéo dài, chiếm dụng vốn khiến cho các khoản nợ bị khê đọng kéo dài.
Đối với khách hàng thanh toán các khoản nợ phải đảm bảo có đầy đủ những chứng từ liên quan và hợp lệ như: Biên bản giải quyết công nợ có kèm theo những bằng chứng xác thực chính xác về số nợ, biên bản đối chiếu công nợ. Đây là việc quan trọng giúp cho việc thanh toán, bù trừ công nợ được minh bạch, tránh thất thu và phát sinh giữa hai bên.
Tiếp nữa, doanh nghiệp cũng cần phải xác minh các khoản nợ tồn đọng lâu ngày bằng văn bản, để từ đó đưa ra những phương pháp giải quyết bài toán thu hồi nợ dựa vào tình hình thực tế.
Đối với những khoản nợ chưa có hóa đơn, kế toán công nợ phải liên tục cập nhật và thống kê vào sổ sách một cách rõ ràng, đầy đủ để thuận tiện cho việc theo dõi, đối chiếu công nợ. Việc này vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tránh những khoản nợ tồn đọng kéo dài, khó giải quyết về sau, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Do đó, nhiệm vụ của kế toán công nợ là phải hạch toán chi tiết, chính xác theo từng đối tượng, sản phẩm và dịch vụ để tiến hành thanh toán đúng kỳ hạn hợp đồng cho nhà cung cấp, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
Riêng những khoản nợ phải trả cho nhà nước và người lao động, doanh nghiệp cần thực hiện đúng nghĩa vụ. Bởi đây là cách để doanh nghiệp bạn có thể nhận lại được những quyền lợi chính đáng. >>> Mời các bạn đọc thêm: Sổ quỹ tiền mặt là gì? Cách quản lý sổ quỹ tiền thông minh và hiệu quả