Việt Nam có chiều cao trung bình của người dân là 159,01cm. Cụ thể, trung bình chiều cao nam giới là 164,44cm, nữ giới là 153,59cm.

Người giữ kỷ lục về chiều cao hiện nay ở nước nào?

Sultan Kosen (sinh năm 1982) là người Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness xác nhận là người cao nhất thế giới hiện nay với chiều cao 251cm. Sở dĩ Kosen có sự phát triển chiều cao quá mức như vậy là do anh mang một khối u làm ảnh hưởng đến tuyến yên. Với tầm vóc to lớn, Kosen phải sử dụng 2 nạng để di chuyển dễ dàng hơn.

Cùng với Sultan Kosen, tháng 10/2021, Rumeysa Gelgi (sinh năm 1997) cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ, được Guinness công nhận là người nữ cao nhất thế giới với 215cm.

Người thấp nhất thế giới hiện nay cao bao nhiêu cm?

Afshin Esmaeil Ghaderzadeh (sinh năm 2002) ở Iran được tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người đàn ông bé nhất thế giới khi cao 65,24 cm. Trước đó, người giữ kỷ lục này là Edward “Nino” Hernandez (36 tuổi, Colombia), cao hơn Afshin gần 7cm.

Chàng trai 20 tuổi sinh ra với trọng lượng cơ thể chỉ 700g. Hiện giờ, cân nặng của anh lên 6,5kg. Do khiếm khuyết về thể chất, anh phải ngưng việc học nhưng trí tuệ vẫn phát triển bình thường. Afshin có thể sử dụng thành thạo điện thoại thông minh.

Có nước đánh thuế tới 50%, nhưng có những nước thậm chí không áp thuế doanh nghiệp…

Cuối tuần trước, các bộ trưởng bộ tài chính thuộc nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã đạt thoả thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ chấm dứt “cuộc đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp” và “đảm bảo sự bình đẳng cho tầng lớp trung lưu và người lao động ở Mỹ và trên toàn thế giới”.

Trong suốt nhiều năm, chính phủ của các nền kinh tế lớn đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế đầy đủ từ các công ty đa quốc gia lớn có hoạt động trải rộng ở nhiều quốc gia, trong đó có những tập đoàn công nghệ khổng lồ như Facebook và Google. Để phải nộp thuế ít đi, các công ty đa quốc gia thường công bố lãi – từ những nguồn vô hình như phần mềm và bằng sáng chế - tại những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp, cho dù lợi nhuận đó đến từ những nơi khác. Cách làm này giúp họ tránh được thuế suất cao tại quốc gia quê nhà.

Thoả thuận của G7 phù hợp với nỗ lực toàn cầu về cập nhật các quy định về thuế. Dự kiến, thoả thuận sẽ được mang ra thảo luận thêm tại cuộc họp của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) vào tháng tới.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một nhóm liên chính phủ của các nước giàu, cũng đã đàm phán về thuế toàn cầu trong mấy năm qua. OECD kỳ vọng rằng một mức thuế toàn cầu tối thiểu sẽ đóng góp phần lớn vào số thuế 50-80 tỷ USD mà các công ty đa quốc gia rốt cục sẽ phải nộp thêm hàng năm.

Nhìn chung, các quốc gia ở châu Phi và Nam Mỹ là những nước có thuế suất doanh nghiệp cao hơn so với nhiều nước ở châu Âu và châu Á – theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Tax Foundation có trụ sở ở Washington, OECD, và công ty tư vấn KPMG. Nhiều trong số những nước có thuế suất thấp là những nước nhỏ như Bulgaria hay Liechtenstein.

Những quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế doanh nghiệp theo luật định cao nhất thế giới năm 2020. (*Comoros có thuế suất bình thường là 35%, nhưng đối với những doanh nghiệp có sự tham gia của nhà nước, thuế suất sẽ là 50% nếu doanh thu vượt 500 triệu Franc Comoros).

Có khoảng 15 quốc gia không áp thuế doanh nghiệp, trong đó phải kể tới những đảo quốc như Bermuda, Cayman Islands, và British Virgin Islands. Những nước này đều được gọi là “tax havens” (tạm dịch: “nơi trú ẩn khỏi thuế”), thường được các công ty lớn chuyển lợi nhuận tới nhằm mục đích nộp thuế ít đi.

Những nước này hưởng lợi từ việc làm do các công ty đa quốc gia mang đến, chủ yếu là trong ngành dịch vụ pháp lý và kế toán. Nhiều “tax havens” cũng kiếm được những khoản phí từ các công ty lớn tới mở chi nhánh.

Những quốc gia và vùng lãnh thổ có thuế suất thuế doanh nghiệp theo luật định thấp nhất thế giới năm 2020 (không tính những quốc gia và vùng lãnh thổ không áp thuế doanh nghiệp).

Ông Daniel Bunn, Phó chủ tịch phụ trách dự án toàn cầu thuộc Tax Foundation, nói với hãng tin CNBC rằng các “tax havens” tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư vào các quốc gia có mức thuế cao hơn. Bởi vậy, việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ làm gia tăng chi phí của những khoản đầu tư đó, dẫn tới “một sự thụt lùi đôi chút về kinh tế”.

Theo ông Bunn, vẫn còn nhiều câu hỏi quanh việc thuế tối thiểu sẽ được áp dụng như thế nào và phần thu nhập nào của doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế tối thiểu này. Ngoài ra, ông cũng nói, các “tax havens” có thể không biến mất hoàn toàn.

“Hiện chưa rõ mọi chuyện sẽ đi về đâu sau vài năm nữa”, ông Bunn nói. “Vẫn còn nhiều cơ hội để trốn hoặc tránh thuế hoặc các quốc gia khác nhau điều chỉnh quy định theo hướng có lợi cho mình”.

Nguồn bài viết: https://cafebiz.vn/nhung-nuoc-co-thue-doanh-nghiep-thap-nhat-va-cao-nhat-the-gioi-20210608184714039.chn

Cuối tuần trước, các bộ trưởng bộ tài chính thuộc nhóm 7 nền công nghiệp phát triển (G7) đã đạt thoả thuận về thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ chấm dứt “cuộc đua xuống đáy về thuế doanh nghiệp” và “đảm bảo sự bình đẳng cho tầng lớp trung lưu và người lao động ở Mỹ và trên toàn thế giới”.

Trong suốt nhiều năm, chính phủ của các nền kinh tế lớn đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế đầy đủ từ các công ty đa quốc gia lớn có hoạt động trải rộng ở nhiều quốc gia, trong đó có những tập đoàn công nghệ khổng lồ như Facebook và Google. Để phải nộp thuế ít đi, các công ty đa quốc gia thường công bố lãi – từ những nguồn vô hình như phần mềm và bằng sáng chế - tại những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức thuế thấp, cho dù lợi nhuận đó đến từ những nơi khác. Cách làm này giúp họ tránh được thuế suất cao tại quốc gia quê nhà.

Thoả thuận của G7 phù hợp với nỗ lực toàn cầu về cập nhật các quy định về thuế. Dự kiến, thoả thuận sẽ được mang ra thảo luận thêm tại cuộc họp của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) vào tháng tới.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một nhóm liên chính phủ của các nước giàu, cũng đã đàm phán về thuế toàn cầu trong mấy năm qua. OECD kỳ vọng rằng một mức thuế toàn cầu tối thiểu sẽ đóng góp phần lớn vào số thuế 50-80 tỷ USD mà các công ty đa quốc gia rốt cục sẽ phải nộp thêm hàng năm.

Nhìn chung, các quốc gia ở châu Phi và Nam Mỹ là những nước có thuế suất doanh nghiệp cao hơn so với nhiều nước ở châu Âu và châu Á – theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Tax Foundation có trụ sở ở Washington, OECD, và công ty tư vấn KPMG. Nhiều trong số những nước có thuế suất thấp là những nước nhỏ như Bulgaria hay Liechtenstein.

Có khoảng 15 quốc gia không áp thuế doanh nghiệp, trong đó phải kể tới những đảo quốc như Bermuda, Cayman Islands, và British Virgin Islands. Những nước này đều được gọi là “tax havens” (tạm dịch: “nơi trú ẩn khỏi thuế”), thường được các công ty lớn chuyển lợi nhuận tới nhằm mục đích nộp thuế ít đi.

Những nước này hưởng lợi từ việc làm do các công ty đa quốc gia mang đến, chủ yếu là trong ngành dịch vụ pháp lý và kế toán. Nhiều “tax havens” cũng kiếm được những khoản phí từ các công ty lớn tới mở chi nhánh.

Ông Daniel Bunn, Phó chủ tịch phụ trách dự án toàn cầu thuộc Tax Foundation, nói với hãng tin CNBC rằng các “tax havens” tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư vào các quốc gia có mức thuế cao hơn. Bởi vậy, việc áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu sẽ làm gia tăng chi phí của những khoản đầu tư đó, dẫn tới “một sự thụt lùi đôi chút về kinh tế”.

Theo ông Bunn, vẫn còn nhiều câu hỏi quanh việc thuế tối thiểu sẽ được áp dụng như thế nào và phần thu nhập nào của doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế tối thiểu này. Ngoài ra, ông cũng nói, các “tax havens” có thể không biến mất hoàn toàn.

“Hiện chưa rõ mọi chuyện sẽ đi về đâu sau vài năm nữa”, ông Bunn nói. “Vẫn còn nhiều cơ hội để trốn hoặc tránh thuế hoặc các quốc gia khác nhau điều chỉnh quy định theo hướng có lợi cho mình”.