Chuyên gia tư vấn quản lý là người làm trong ngành Hoạt động tư vấn quản lý theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Theo đó, để trở thành một chuyên gia tư vấn quản lý thì người đó phải đảm bảo tiêu chuẩn S.W.A.N (viết tắt của Smart- Work hard- Ambitious- Nice). Hay có thể nói ngược lại S.W.A.N là tiêu chuẩn của một nhà tư vấn quản trị.
Quy định về ngành nghề tư vấn quản lý:
Theo quy định của Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì ngành nghề Hoạt động tư vấn quản lý bao gồm các hoạt động cụ thể sau:
– Cung cấp tư vấn, hướng dẫn và trợ giúp điều hành đối với doanh nghiệp và các tổ chức khác trong vấn đề quản lý như:
+ Lập chiến lược và kế hoạch hoạt động;
+ Ra quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và kế hoạch;
+ Tiến độ sản xuất và kế hoạch giám sát.
– Cung cấp hoạt động tư vấn, hướng dẫn hoặc trợ giúp trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoặc các dịch vụ cộng đồng như:
+ Quan hệ và thông tin cộng đồng;
+ Hoạt động vận động hành lang;
+ Thiết kế phương pháp kiểm toán hoặc cơ chế, chương trình chi phí kiểm toán, cơ chế điều khiển ngân quỹ;
+ Tư vấn và giúp đỡ kinh doanh hoặc dịch vụ lập kế hoạch, tổ chức, hoạt động hiệu quả, thông tin quản lý…
Hoạt động tư vấn quản lý cung cấp các dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp và cộng đồng nhưng loại trừ các hoạt động sau:
– Hoạt động lập trình máy vi tính: Thiết kế phần mềm máy vi tính cho hệ thống kiểm toán được phân vào nhóm 62010;
– Hoạt đọng pháp luật: Tư vấn và đại diện pháp lý được phân vào nhóm 6910;
– Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế: Hoạt động kế toán, kiểm toán, tư vấn thuế được phân vào nhóm 69200;
– Kiến trúc, tư vấn kỹ thuật và công nghệ khác được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động về kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan), 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu);
– Hoạt động quảng cáo được phân vào nhóm 73100;
– Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận được phân vào nhóm 73200;
– Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm: Dịch vụ sắp xếp và tư vấn giới thiệu việc làm được phân vào nhóm 78100;
– Hoạt động tư vấn giáo dục được phân vào nhóm 85600.
Hoạt động tư vấn quản lý là gì?
Hoạt động tư vấn quản lý là là một ngành nghề hoạt động tại Việt Nam được quy định với mã ngành là 702-7020- 70200 theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Hoạt động tư vấn quản lý hoạt động cung cấp, hỗ trợ tư vấn, định hướng, đưa ra mục tiêu,… cho các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức đó.
TS. BS. Trương Hồng Sơn - Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chia sẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ
Các quản gia tại Tập đoàn VestaB Việt Nam được đào tạo theo giáo trình chuyên sâu, bao gồm kỹ năng giao tiếp, sắp xếp và vận hành ngôi nhà thông minh, đồng thời xây dựng riêng thực đơn bữa ăn khoa học theo yêu cầu cụ thể của từng gia đình nhằm đảm bảo tiêu chuẩn sống đẳng cấp theo đúng yêu cầu của giới tinh hoa.
Theo nhận định của TS. BS. Trương Hồng Sơn - Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, dinh dưỡng là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do nhịp sống hiện nay quá bận rộn nên nhiều gia đình đã giao phó việc này cho người giúp việc vốn không được đào tạo bài bản, thậm chí là có thói quen sinh hoạt chưa phù hợp.
“Tôi rất vui mừng khi Vesta B chú trọng vào các nội dung về xây dựng thực đơn dinh dưỡng trở thành một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng thiết yếu cho Quản gia cao cấp. Điều này sẽ giúp hoàn thiện năng lực của các quản gia cao cấp và nâng tầm chất lượng cuộc sống cho các gia đình.
Bên cạnh đó, Vesta B cũng chú trọng trang bị cho các Quản gia cao cấp có các kỹ năng trong việc theo dõi các chỉ số sức khoẻ và chăm sóc y tế ban đầu nhằm góp phần đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của tất cả các thành viên trong gia đình”, TS. BS. Trương Hồng Sơn cho biết.
Bà Nguyễn Thị Minh Hằng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vesta B Việt Nam khẳng định: "Thu nhập không phải là đãi ngộ duy nhất của các quản gia bởi họ còn nhận các chế độ khác như sử dụng siêu xe của gia chủ... hay nghỉ dưỡng tại các resort sang trọng".
Ngày 23/1, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức Lễ ra mắt thương hiệu Vesta-B dịch vụ quản gia cao cấp, đánh dấu sự ra đời chính thức của một ngành nghề mới đầy tiềm năng tại Việt Nam.
Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Minh Hằng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vesta B Việt Nam cho biết, nghề quản gia đòi hỏi kinh nghiệm và có thu nhập xứng đáng với những người lao động gắn bó đủ lâu, nhất là từ năm thứ 4 trở đi do các yếu tố về niềm tin, sự tôn trọng và chuyên nghiệp đã được tôi rèn. Tại Việt Nam, nghề này đã hiện hữu từ lâu trong các dòng tộc, gia đình giàu có hay giới doanh nhân.
Ngoài ra, những người làm nghề quản gia còn gián tiếp hưởng một đặc quyền khác là cơ hội tiếp cận và học hỏi những kỹ năng, kiến thức mới mẻ về giao tiếp, hành xử, thậm chí cả đầu tư - kinh doanh từ giới chủ.
“Đây là cơ hội đột phá sự nghiệp, bức tốc thu nhập và kiến tạo tương lai mới cho người lao động. Đặc biệt, Vesta B cam kết bố trí việc làm với thu nhập theo đúng cam kết từ 25-65 triệu/tháng cho học viên sau khi tốt nghiệp, nếu không sẽ hoàn lại 100% tiền học phí”, bà Hằng nhấn mạnh.
Được biết, dịch vụ quản gia khá thịnh hành ở các thị trường châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc... Theo báo cáo của Salary Expert ghi nhận tại Trung Quốc, mức lương của một quản gia trung bình là 272.494 nhân dân tệ (khoảng 940 triệu đồng một năm, tương đương 78 triệu đồng một tháng).
Còn với các quản gia cao cấp, mức lương này có thể lên tới 341.285 Nhân dân tệ (xấp xỉ 1,176 tỷ đồng một năm, tương đương 98 triệu đồng một tháng). Còn tại Hamptons, Long Island, mức lương thấp nhất một quản gia hoặc người trông trẻ cao cấp có thể nhận được là 85.000-110.000 USD một năm (tương đương 2,1-2,7 tỷ đồng), theo The Daily Beast.
British American Household Staffing là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản gia và người trông trẻ cao cấp có trụ sở ở New York, Los Angeles, San Francisco, Florida (Mỹ), London (Anh) và Dubai (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) có doanh số tăng gấp 3 lần kể từ năm 2020 nhờ nhu cầu tăng vọt của giới siêu giàu khắp nơi trên thế giới.
Mức thu nhập không phải là đãi ngộ duy nhất của các quản gia bởi họ còn nhận các chế độ khác như sử dụng siêu xe của gia chủ, nghỉ dưỡng tại các resort sang trọng..
Điều kiện và thủ tục thành lập công ty tư vấn quản lý:
Để thành lập công ty và hoạt động trong lĩnh vực tư vấn quản lý thì người thành lập công ty chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đâu tư cũng như làm theo những quy định có liên quan mà pháp luật đã quy định. Bởi vì ngành nghề hoạt động tư vấn quản lý là ngành nghề không nằm trong danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Theo đó, việc đăng ký kinh doanh, thành lập công ty kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoạt động tư vấn quản lý:
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty tư vấn quản lý (Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần);
– Danh sách thành viên nếu là công ty Trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập nếu là công ty Cổ phần;
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của các thành viên góp vốn là cá nhân (Công ty TNHH)/ cổ đông góp vốn là cá nhân (Công ty Cổ phần);
– Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên góp vốn là tổ chức, văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền;
– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện với đăng ký thành lập công ty);
– Bản sao hợp lệ Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu của người được uỷ quyền nộp hồ sơ thành lập công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp kinh doanh hoạt động tư vấn quản lý đặt trụ sở.
Tuy nhiên, hiện nay người nộp hồ sơ có thể thực hiện nộp hồ sơ online Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh giải quyết hồ sơ và trả kết quả:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người yêu cầu đnawg ký kinh doanh thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.
Theo đó, trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty tư vấn quản lý có hồ sơ hợp lệ. Đối với hồ sơ không hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ từ chối giải quyết và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
Doanh nghiệp phải thực hiện công bố về việc thành lập doanh nghiệp trên Công thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Lưu ý, lệ phí công bố thành lập là 100 nghìn đồng/ lần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/1/2021 Về đăng ký doanh nghiệp;
– Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/7/2018 Ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.