Những khán giả từng xem chương trình “Tuyệt đỉnh song ca” 2016 hẳn không thể quên được hình ảnh hai nghệ sĩ trẻ Bùi Thị Thúy và Trần Hữu Tuấn với chất giọng ngọt ngào mang đậm âm hưởng dân ca trữ tình cùng sự hòa quyện trong trình diễn đã tạo được sức hút đặc biệt với công chúng, được đánh giá là cặp song ca ấn tượng của chương trình mùa đầu tiên. Nhưng ít ai biết, cô gái trẻ có giọng hát truyền cảm Bùi Thị Thúy lại là người con của quê hương Thái Bình.
Đầu tư tiền vào các quỹ hưu trí
Một thông báo gần đây của Quỹ tài chính Nhật Bản: “Quỹ hưu trí đang thâm hụt 20 triệu yên” đã gây ra nhiều hoang mang trong dư luận. Nhưng nhờ đó mà Quỹ tài chính bắt đầu thực hiện và kêu gọi đầu tư. Do tính chất an toàn của một cơ quan nhà nước nên bắt đầu có nhiều người đầu tư vào Quỹ hưu trí. Thực tế này đã được Quỹ tài chính xác nhận.
Những người trẻ và cả những người đang ở độ tuổi trung niên trong thời gian còn có thể làm việc cần phải lên kế hoạch thật cẩn thận nếu muốn đảm bảo cho tương lai về già của mình.
Đối với các định nghĩa khác, xem
Song Mai là một phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Phường Song Mai có vị trí địa lý:
Phường Song Mai có diện tích 10,04 km², dân số năm 2023 là 12.786 người,[1] mật độ dân số đạt 1.273 người/km².
Phường Song Mai được chia thành 13 tổ dân phố: An Phú, Đồng Bùi, Khu 34, Mai Cao, Nam Tiến, Nhân Lễ, Phú Giã, Phúc Bé, Phúc Hạ, Phúc Thượng, Phương Đậu, Thượng Tự, Vĩnh An.
Xã Song Mai được hình thành từ tổng Đa Mai xưa.
Năm 1919 đến tháng 8 năm 1945, tổng Đa Mai thuộc phủ Lạng Giang, bao gồm 7 xã: Đa Mai, Thanh Mai, Phú Giã, Quảng Phúc, Phương Đậu, Nhân Lễ, Vĩnh An.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, thành lập xã Song Mai thuộc huyện Lạng Giang trên cơ sở 10 thôn: Đa Mai, Thanh Mai, Phương Đậu, Phú Giã, Nhân Lễ, Quảng Phúc, Mai Khê, Tè, Đồng, Bùi.
Năm 1950, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc ban hành Quyết định số 06/NQ-UB-BG về việc chuyển xã Song Mai thuộc huyện Lạng Giang vào huyện Việt Yên.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc thành lập tỉnh Hà Bắc trên cơ sở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Song Mai thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Hà Bắc.
Ngày 22 tháng 4 năm 1964, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 127-NV[4] về việc thành lập xã Đa Mai trên cơ sở thôn Đa Mai và thôn Thanh Mai của xã Song Mai.
Xã Song Mai còn lại 8 thôn: Bùi, Đồng, Mai Khê, Phú Giã, Phù Liễn, Phương Đậu, Quảng Phúc, Tè.
Ngày 3 tháng 5 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 130-HĐBT[5] về việc chuyển xã Song Mai thuộc huyện Việt Yên vào thị xã Bắc Giang quản lý.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[6] về việc chia tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Song Mai thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Ngày 11 tháng 7 năm 2019, HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HĐND[7] về việc:
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Song Mai có 10,04 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số là 12.786 người và 13 thôn: An Phú, Đồng Bùi, Khu 34, Mai Cao, Nam Tiến, Nhân Lễ, Phú Giã, Phúc Bé, Phúc Hạ, Phúc Thượng, Phương Đậu, Thượng Tự, Vĩnh An.[8]
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[1] Theo đó, thành lập phường Song Mai thuộc thành phố Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ 10,04 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 12.786 người của xã Song Mai.
Tp Vĩnh Long ngày mai có mưa không?
Bước sang năm 2020, từ khoá “Olympic Tokyo 2020” càng được quan tâm nhiều hơn. Nhưng các bạn có biết ở Nhật từ khoá “Vấn đề 2025” cũng đang rất thịnh hành không? 2025, tức là sau Olympic chỉ có 5 năm thôi. Vấn đề gì sẽ xảy ra vào năm này? Đó là năm đánh dấu tốc độ già hoá không phanh của xã hội Nhật Bản. Năm mà các mặt thiết yếu của đời sống như cơ sở chăm sóc y tế và điều dưỡng Nhật Bản - hộ lý cũng như chi phí an sinh xã hội đều phát sinh vấn đề nghiêm trọng. Thực sự chuyện gì sẽ xảy ra vào năm 2025?
Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura
Hiện nay dân số Nhật Bản là 126 triệu người. Năm 2008 dân số Nhật Bản đạt mức kỷ lục rồi từ đó bắt đầu giảm dần. Số lượng người già trên 65 tuổi hiện nay đang tiếp tục tăng. Theo tính toán, năm 2025 sẽ đạt 36,570,000 người. Năm 2042 sẽ là 38,780,000 người. Đến năm 2025, những người sinh vào thời kỳ bùng nổ dân số sẽ đạt 75 tuổi và chiếm 18% dân số Nhật Bản, tương đương 21,790,000 người. Đồng nghĩa với việc nước Nhật đang bước vào thời kỳ già hoá nhanh một cách chóng mặt.
Tuổi nghỉ hưu ở Nhật là 65. Khi đến tuổi 75, nhu cầu dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng Nhật Bản, hộ lý dành cho người già cũng tăng theo. Các vấn đề an sinh xã hội như lương hưu, chăm sóc y tế, chăm sóc hộ lý, và phúc lợi xã hội cũng sẽ theo số lượng người già tăng mà tăng theo. Chi phí an sinh xã hội trong vòng 20 năm qua đã tăng gấp 2 lần.
Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura
Năm 1965: cứ 1 người cao tuổi thì có 9,1 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)
Năm 2012: cứ 1 người cao tuổi thì có 2,4 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)
Năm 2050: cứ 1 người cao tuổi thì có 1,2 người trong độ tuổi làm việc (20~64 tuổi)
Thập niên 60 ở Nhật là thời kỳ lý tưởng của 1 xã hội đảm bảo đủ số lượng người trong độ tuổi lao động. Nhưng hiện trạng xã hội thay đổi như hình trên cho chúng ta thấy vào năm 2050 cứ 1 người trong độ tuổi lao động sẽ phải gánh trên lưng một người cao tuổi. Chi phí an sinh xã hội hiện nay bao gồm đóng góp từ tiền bảo hiểm xã hội của người đi làm và quỹ của nhà nước và địa phương. Những người sinh trong thời kỳ bùng nổ dân số sẽ nhận được khoản an sinh này. Nhưng tỷ lệ sinh giảm sẽ dẫn đến chi phí an sinh xã hội bị giảm. Nghĩa là gánh nặng bảo đảm quỹ an sinh đang đè nặng lên vai của chính phủ và các cơ quan địa phương.
Tình trạng này tiếp tục diễn ra sẽ dẫn đến vỡ quỹ an sinh xã hội và không đảm bảo cuộc sống cho người dân. Đây là một thách thức cho chính phủ Nhật và cũng là đề tài bàn tán rất nhiều trong những năm gần đây vì cái mốc năm 2025 đã sắp cận kề.
Ảnh: https://tenki.jp/suppl/m_nakamura
Vấn đề không chỉ nằm ở chi phí an sinh xã hội, nhân lực trong ngành y tế cũng như điều dưỡng Nhật Bản đang thiếu hụt trầm trọng. Như đã nói ở trên, số lượng người trong độ tuổi lao động tương ứng với 1 người cao tuổi càng giảm thì càng có nhiều vấn đề trong xã hội phát sinh. Từ tháng 8 năm 2017 chi phí chăm sóc y tế đắt đỏ dành cho người trên 70 tuổi đã tăng nhiều hơn so với bình thường do không có đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu.
Đối mặt với vấn đề cơ sở chăm sóc y tế và thiếu hụt nhân lực hiện tại, chính phủ đang thực hiện các phương án như là khuyến khích người dân sử dụng các phòng khám gần nơi ở của mình chứ không cần đến các bệnh viện lớn, hoặc giảm tải cho các bệnh viện lớn bằng cách thuyên chuyển bệnh nhân nhẹ về các bệnh viện tuyến cơ sở, hay tăng cường các dịch vụ chăm sóc tại nhà. Ngoài ra chính phủ cũng đưa ra chỉ đạo cho các cơ sở điều dưỡng Nhật Bản tích cực thúc đẩy tăng cường sức khỏe cộng đồng, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu các phương pháp phát hiện bệnh sớm.