CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM)

II. Mẫu hợp đồng lao động thời vụ gồm có những điều khoản nào?

Sau đây là một mẫu hợp đồng lao động thời vụ với các nội dung và điều khoản được đề cập ở trên, doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động có thể nhấn vào chữ bên cạnh để TẢI VỀ.

Chúng tôi, một bên là Ông/Bà: ……………………………………………………………………;

Đại diện cho: CÔNG TY …………………………………………

Địa chỉ : ……………………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………

Số tài khoản: …………………………………………………………

Và một bên là Ông/Bà: …………………………………………;

Sinh ngày …… tháng …… năm …… tại ……………………………………………

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………

Số CMND: ………………. cấp ngày …… tháng …….. năm ……… Tại ……………………

Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng

1. Loại hợp đồng lao động: Thời vụ … tháng.

2. Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ….

3. Địa điểm làm việc: ……………………………………………

4. Chức danh chuyên môn: ………………………………………

5. Chức vụ (nếu có): …………………………………………………

6. Công việc phải làm: ………………………………………………

1. Thời giờ làm việc: (1) 8h/ngày

2. Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: Căn cứ theo công việc thực tế.

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động:

a) Phương tiện đi lại làm việc: ………………………………………………

b) Mức lương chính hoặc tiền công: (2) …………………. đ/tháng (đã bao gồm BHXH, BHYT).

c) Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

d) Phụ cấp gồm: ………………………………………………………

e) Được trả lương: vào các ngày … tháng …. năm …….

f) Tiền thưởng: Theo tình hình tài chính của công ty.

g) Chế độ nâng lương: Tùy theo thể hiện công việc của từng người.

h) Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết…): Mỗi tháng được nghỉ 04 ngày.

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: (3) ……………………………………………

k) Chế độ đào tạo: …………………………………………………

l) Những thỏa thuận khác: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………

a) Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.

b) Chấp hành lệnh điều hành sản xuất – kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động.

c) Bồi thường vi phạm và vật chất: ……………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………

Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động

a) Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.

b) Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể (nếu có).

a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc…).

b) Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.

Điều 5. Điều khoản chấm dứt hợp đồng:

1. Chấm dứt trong trường hợp hết hợp đồng;

2. Chấm dứt trước khi thời hạn;

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

1. Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của thoả ước tập thể, trường hợp chưa có thoả ước tập thể thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.

2. Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày tháng… năm… Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.

Hợp đồng này làm tại …………………………….. ngày …… tháng …… năm ………

(1) Theo quy định của Bộ luật lao động 2019:

– Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

– Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

(2) Theo quy định của Bộ luật lao động 2019:

– Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

(3) Đối với loại hợp đồng thời vụ thì BHXH và BHYT thường được cộng vào lương.

Hy vọng qua bài viết trên đây, doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về mẫu hợp đồng lao động thời vụ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh quá trình chuyển đổi số, số hóa doanh nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hợp đồng lao động thời vụ điện tử đang được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Nếu muốn tìm hiểu một giải pháp ký hợp đồng điện tử uy tín, các doanh nghiệp có thể tham khảo thêm thông tin về phần mềm AMIS WeSign – hỗ trợ trình ký trực tuyến. Một số lợi ích mà AMIS WeSign đem lại là:

Để được tư vấn và dùng thử Gói Ký 10 Hợp Đồng Điện Tử Miễn Phí, Anh/Chị vui lòng nhấn vào nút dưới đây để điền thông tin:

Phụ lục hợp đồng thường đi kèm với hợp đồng nhằm quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Vậy phụ lục hợp đồng là gì? Trường hợp nào phải ký phụ lục hợp đồng? Được phép ký phụ lục hợp đồng bao nhiêu lần? Bài viết dưới đây của iContract sẽ giải đáp thắc mắc của quý độc giả.

Theo quy định tại Điều 403, Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng có thể đi kèm phụ phục để quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng.

Bên cạnh đó, Điều 24, Bộ luật lao động 2012 quy định, phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động, có hiệu lực pháp lý như hợp đồng lao động. Như vậy, hiểu đơn giản, phụ lục hợp đồng là văn bản đi kèm, là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng.

Theo quy định, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. Trường hợp các bên chấp nhận điều khoản trong phụ lục trái với nội dung của hợp đồng thì coi như điều khoản trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Tóm lại, hợp đồng không bắt buộc phải có phụ lục. Phụ lục hợp đồng chỉ có trong 02 trường hợp dưới đây:

Quy định chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Nội dung của phụ lục không được trái với nội dung trong hợp đồng.

Phụ lục nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng (thường được lập sai khi hợp đồng đã được ký, nhằm thay đổi một số nội dung trong hợp đồng).

2. Phụ lục hợp đồng được ký bao nhiêu lần?

Hiện nay, Bộ luật dân sự không quy định cụ thể về số lần ký tối đa của phụ lục hợp đồng. Do đó, khi các bên đã đạt được thống nhất về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, các bên đều có thể lập phụ lục hợp đồng.

Lưu ý: Phụ lục hợp đồng có giá trị pháp lý như hợp đồng. Các điều khoản trong phụ lục trái với nội dung trong hợp đồng sẽ không có hiệu lực pháp lý trừ khi có thỏa thuận giữa 02 bên.

Có thể ký phụ lục hợp đồng tối đa bao nhiêu lần?

Riêng với hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định: Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi 01 lần duy nhất bằng phụ lục hợp đồng lao động, không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, ngoại trừ việc kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và cán bộ công đoàn không chuyên trách.

Như vậy, ngoại trừ hợp đồng lao động sửa đổi thời hạn hợp đồng, tất cả các loại hợp đồng khác sẽ không bị giới hạn số lần ký phụ lục hợp đồng.

3. Phân biệt phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ

Phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ về bản chất hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, một số người thường nhầm lẫn 02 khái niệm này.

Hợp đồng phụ là một loại hợp đồng. Trong khi đó, phụ lục hợp đồng chỉ là 01 phần của hợp đồng.

Phụ luc hợp đồng đi kèm hợp đồng để bổ sung chi tiết một số điều khoản trong hợp đồng. Do đó, phụ lục hợp đồng chỉ có ý nghĩa khi gắn với 01 hợp đồng cụ thể. Nếu tách rời, phụ lục hợp đồng không có giá trị. Ngược lại, hợp đồng phụ bản chất là thỏa thuận có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của chủ thể ngay cả khi nó đứng độc lập.

Phân biệt phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ.

Phụ lục hợp đồng nhằm giải thích cho một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng. Do đó, nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận điều khoản trong phụ lục trái với hợp đồng thì mặc định là điều khoản trong hợp đồng đã bị sửa đổi.

Nội dung của hợp đồng phụ là nội dung của hợp đồng, được ghi nhận tại Điều 398, Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó, nội dung bao gồm: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp...

Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng, phụ thuộc vào hợp đồng. Do đó, khi hợp đồng bị chấm dứt hoặc vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng không còn hiệu lực.

Hợp đồng phụ có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 407, Bộ luật dân sự 2015, sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.

Trên đây Thái Sơn đưa ra một số quy định về phụ lục hợp đồng. Hy vọng qua bài viết, người đọc đã nắm bắt được phụ lục hợp đồng là gì, cách phân biệt phụ lục hợp đồng và hợp đồng phụ như thế nào.