Tại bước này sẽ có những giấy tờ pháp lý giữa hai bên được ký kết và thỏa thuận hợp lý. Các học sinh sẽ chuẩn bị nhập học tiếng, văn hóa Hàn Quốc, kỹ năng phỏng vấn... tại trung tâm cùng các thầy cô người Hàn Quốc và Việt Nam.
Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản
Như phân tích ở trên, không phải mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng ngoại trừ tài sản là bất động sản, nhà ở. Nhưng nếu các bên thoả thuận công chứng thì hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục này như sau:
Tổ chức hành nghề công chứng gồm Văn phòng công chứng hoặc Phòng công chứng.
- Phiếu yêu cầu công chứng có ghi rõ yêu cầu, thông tin của người yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp tài sản.
- Dự thảo hợp đồng thế chấp tài sản.
- Giấy tờ tuỳ thân của bên thế chấp và ngân hàng (bản sao): Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân...
- Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ, Đăng ký xe... (bản sao).
Cũng như các loại hợp đồng khác, khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, thời gian xử lý, giải quyết là không quá 02 ngày làm việc, nếu phức tạp thì kéo dài không quá 10 ngày làm việc.
Khi công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, người thế chấp phải chịu phí công chứng được tính theo giá trị của tài sản và thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng quy định nhưng không cao hơn mức trần của Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra.
Về phí công chứng, độc giả có thể tra cứu cụ thể ở bài viết này.
Trên đây là giải đáp về vấn đề hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không? Với mỗi loại tài sản khác nhau có thể yêu cầu về hồ sơ sẽ khác nhau. Do đó, nếu còn vướng mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Có phải công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không?
Hợp đồng thế chấp tài sản là một dạng hợp đồng để đảm bảo nghĩa vụ tài sản. Thông thường, hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng.
Theo đó, để đảm bảo người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, ngân hàng và người vay thường ký hợp đồng thế chấp. Trong đó, người vay dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng thế chấp được lập thành văn bản và thường các ngân hàng sẽ yêu cầu người vay thực hiện công chứng hợp đồng này. Tuy nhiên, theo các văn bản đang có hiệu lực, không có quy định nào yêu cầu bắt buộc phải công chứng hợp đồng thế chấp.
Trước đây, tại Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi Nghị định 102/2017/NĐ-CP) có quy định việc công chứng hợp đồng thế chấp sẽ do các bên thoả thuận và chỉ phải công chứng trong trường hợp pháp luật yêu cầu.
Tuy nhiên, đến Nghị định 102 năm 2017, Chính phủ đã không còn quy định này nữa mà chỉ có yêu cầu phải công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản gồm nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền với đất... tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở và điểm a khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai, Điều 54 Luật Công chứng.
Đồng nghĩa, không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng mà chỉ hợp đồng thế chấp bất động sản, thế chấp nhà ở thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.