Đầu năm mở bát du xuân đón tết thì còn gì bằng, vậy đầu năm đi du xuân ở đâu? Hãy cùng tham khảo 12+ điểm đến du xuân đầu năm gần Hà Nội dưới đây. Mong rằng những địa điểm đó sẽ giúp bạn khởi tạo nguồn cảm hứng cho cả năm bứt phá và lưu giữ những kỷ niệm đẹp bên gia đình, bạn bè thân yêu.

Những địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội

Bên cạnh những địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội thì gần Hà Nội cũng có rất nhiều điểm đến giúp bạn lưu giữ những kỷ niệm khó phai. Những chuyến du xuân đầu năm gần Hà Nội vừa là cơ hội để bạn nghỉ ngơi, vừa là khoảng thời gian để bạn dành trọn vẹn cho gia đình và cũng là khoảng thời gian tuyệt đẹp bên cạnh người thân. Tết là để sum vầy, nhưng cùng gia đình quây quần ở một điểm đến mới mẻ cũng là trải nghiệm bạn nên thử một lần.

Những địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội

Trong năm bạn quá bận rộn cho công việc, không có thời gian dành cho những người thương yêu. Vậy thì hãy bù đắp một chuyến du xuân đầu năm cho gia đình ngay thôi nào! Chẳng cần phải đi đâu xa, tại Thủ đô cũng có rất nhiều địa điểm du xuân đầu năm ở Hà Nội, cùng điểm qua ngay nhé!

Địa chỉ: 58 P. Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là điểm đến bạn nên ghé thăm mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử được nhiều người ghé thăm mỗi dịp đầu năm. Nhiều người tin việc “xin chữ” sẽ mang lại nhiều may mắn về con đường công danh, sự nghiệp, học hành. Từ đó đến nay, cứ dịp đầu năm xin chữ đầu năm lại nét văn hoá truyền thống đẹp của người Việt, bắt nguồn từ sự hiếu học, trọng tri thức. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn đi du xuân với phong tục “xin chữ” đầu năm để mong bình an, hạnh phúc, công danh, đỗ đạt. Ngoài ra đây cũng là địa điểm du xuân được nhiều người ghé thăm bởi không gian cổ kính của ngôi trường đầu tiên ở Việt Nam này, check in cùng trang phục truyền thống đúng chuẩn bài.

Địa chỉ: P. Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Đền Ngọc Sơn là địa điểm linh thiêng nổi tiếng của Hà Nội, sở hữu kiến trúc cổ kính và văn hoá tâm linh phong phú. Chính vì thế, du xuân đầu năm ở Đền Ngọc Sơn là một trong những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng của người dân Thủ đô. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các tài liệu lưu giữ lịch sử, văn hóa của đất nước, và khám phá những điều kỳ diệu trong tín ngưỡng dân tộc khó có thể tìm thấy được ở nơi khác. Với kiến trúc đặc sắc, vị trí đẹp cùng những công trình in hằn dấu tích của thời gian, tham quan đền Ngọc Sơn sẽ mang đến cho bạn chuyến du xuân đầu năm ở Hà Nội đáng nhớ và ý nghĩa.

Địa chỉ: 52 P. Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Phủ Tây Hồ là ngôi đền thờ Bà chúa Liễu Hạnh được xây dựng từ thế kỷ thứ 17  tưởng nhớ đến Bà chúa Liễu Hạnh, một trong những vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian người Việt Nam. Từ xưa, Phủ Tây Hồ Hà Nội là nơi cầu may mắn, tài lộc rất linh thiêng nên được nhiều người lưu đến mỗi dịp đầu năm. Sau khi đi lễ du xuân ở Phủ Tây Hồ bạn có thể dạo một vòng Hồ Tây để tận hưởng sự bình an, trong trẻo của những ngày tết Hà Nội.

Địa chỉ: 46 Đ. Thanh Niên, Trúc Bạch, Tây Hồ, Hà Nội

Nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ linh thiêng được nhiều người dân thủ đô ghé đến thắp hương. Vào dịp lễ tết, chùa không chỉ đông đúc tấp nập người dân Hà Nội mà còn cả du khách thập phương. Bên cạnh đó, bạn còn có thể kết hợp tham quan hồ Tây, hồ Trúc Bạch. Đến đây bạn sẽ được tận hưởng cảm giác an nhiên nơi cửa phật.

Lynn Times Thanh Thủy (Phú Thọ)

Địa chỉ: Bảo Yên, Thanh Thủy, Phú Thọ

Nhắc đến Phú Thọ ngoài đền Hùng còn một địa điểm nữa không thể không nhắc đến là tổ hợp nghỉ dưỡng khoáng nóng 5 sao Lynn Times Thanh Thủy. Đây là một loại hình du xuân nghỉ dưỡng khác hẳn với du xuân lễ hội, hay tâm linh. Đến đây để du xuân đầu năm gần Hà Nội bạn sẽ được thư giãn tận hưởng mọi dịch vụ đẳng cấp 5 sao để tái tạo lại sức khỏe, thể chất và tinh thần sau đợt tết phải tiếp nhiều khách. Ở đây có công viên khoáng nóng Ohayo Onsen & Spa, tại đây bạn sẽ được trải nghiệm tắm Onsen Nhật Bản (cách tắm truyền thống của người dân Nhật) dưới mạch khoáng Radon quý hiếm tốt cho sức khỏe; tận hưởng thế giới Sauna đa chủ đề (phòng xông truyền thống, phòng đá muối Himalaya, phòng thảo dược, phòng đá thạch anh, phòng tuyết Igloo,…); thư giãn với liệu trình spa chuyên nghiệp,…

Ngoài ra, bên cạnh chăm sóc sức khỏe, Lynn Times Thanh Thủy còn thường xuyên tổ chức các mùa lễ hội nên bạn thỏa sức hòa mình vào không khí mùa lễ hội tại đây. Hoặc cũng có thể khám phá phố đi bộ Nhật Bản với khung cảnh như đang ở xứ sở hoa anh đào, thế giới trò chơi, ẩm thực đường phố; cầu may mắn ở chùa Vàng; tham quan bảo tàng Nhật.

Đặc biệt khu Thanh Thủy Camping bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều hoạt động thú vị khác. Ở đây có cả cánh đồng hoa bạt ngàn sắc màu cho bạn thỏa sức sống ảo, tiểu cảnh ở đây cũng rất đẹp. Ngoài ra bạn có thể nướng BBQ ngoài trời quây quần bên người thân, tham quan vườn rau, vườn chim, giải mã mê cung cây… còn rất nhiều hoạt động trải nghiệm khác đang chờ đón bạn tại Lynn Times Thanh Thủy.

Địa chỉ: thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Được biết đến với cái tên mỹ miều “Đà Lạt của miền Bắc”, Tam Đảo mê hoặc các tín đồ chủ nghĩa xê dịch với vẻ đẹp tựa chốn bồng lai luôn chìm trong sương mờ, tiết trời se lạnh và khí hậu trong lành. Chỉ cách Hà Nội 80km, Tam Đảo là sự lựa chọn hàng đầu cho một chuyến nghỉ ngơi du xuân đầu năm gần Hà Nội.

Mùa xuân của Tam Đảo là mùa lễ hội Tây Thiên với không khí sôi nổi, nhộn nhịp đầu năm. Nếu bạn yêu thích du lịch khám phá, trải nghiệm văn hóa của từng vùng miền thì đây chính là thời điểm du lịch Tam Đảo thích hợp nhất. Vào mùa xuân, du khách thập phương sẽ đổ về Tam Đảo để bái lễ hành hương, cầu may, cầu tài lộc cho bản thân và gia đình trong năm mới. Bên cạnh đó, còn rất nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người bản địa được tổ chức để du khách khám phá và tham gia.

Du xuân không chỉ là chuyến đi mà còn là hành trình tràn đầy niềm vui và ý nghĩa. Với những điểm đến du xuân đầu năm gần Hà Nội được gợi ý trên sẽ giúp bạn có những giây phút để tận hưởng không khí mới mẻ của năm mới và khám phá những vùng đất văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng tuyệt vời. chúc bạn có chuyến du lịch đầu năm gần Hà Nội an lành trọn vẹn!

Ohayo Onsen & Spa – Tắm khoáng nóng, Xông khô, Spa, Trị liệu toàn diện

Du xuân là phong tuc không thể bỏ qua vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, trong đó đi chùa đầu năm là hoạt động quan trọng trở thành một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay. Top 10 địa điểm lý tưởng cho dịp du xuân đầu năm gần Hà Nội:

Phủ Tây Hồ, địa điểm du xuân có một vị trí rất đặc biệt – nằm ngay trên một đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây. Phủ Tây Hồ cách trung tâm Hà Nội tầm 4km hướng về phía Tây. Phủ Tây Hồ gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Ở đây thờ Chúa Liễu Hạnh một trong tứ bất tử của hệ thống điện thần. Phủ Tây Hồ là một trong những địa điểm có tiếng bao đời nay là do người dân tin rằng khi đến đây thì sẽ được xá tội. ban phúc, giải ách. Không chỉ vậy thì ngoài việc đi lễ, mọi người còn được thưởng ngoạn cảnh đẹp của phủ, của hồ Tây, hít thở không khí trong lành, đặc biệt là khi tới Phủ Tây Hồ vào thời điểm sáng sớm. Vào dịp tết thì nơi đây thường rất đông, thậm chí còn có nhiều người không thể chen chân và quay về. Thời điểm đông nhất vào khoảng 10h-16h hàng ngày.

Nhắc đến những địa điểm du xuân gần Hà Nội không thể bỏ qua đền Ngọc Sơn – ngôi đền nằm ngay trên hồ Hoàn Kiếm nổi tiếng ở khu vực trung tâm phồn thịnh nhất Hà Nội. Đền Ngọc Sơn có niên đại tầm thế kỷ XIX thờ thần Văn Xương – Thần chủ quản văn chương thi cử cùng với vị Đức đại vương Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn bao gồm một quần thể di tích kiến trúc là Tháp Bút đề ba chữ “Tả Thanh Thiên”, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Đắc Nguyệt lâu, Đền Thờ và Trấn Ba Đình ở phía Nam. Trong khu vực đền thờ thì ngoài 2 vị thánh trên còn có Quan Vân Trường, Lã Động Tân và Phật A Di Đà.

Vào dịp Tết nguyên đánn và đầu xuân thì lượng người đổ về trung tâm thành phố vui chơi là rất nhiều, nhiều người sẽ kết hợp luôn cả việc đi đền lễ bái đầu năm và ngắm cảnh hồ. Mọi người đến Đền Ngọc Sơn để cầu tài, cầu lộc, cầu may. Và đặc biệt hơn cả là cầu học hành, con đường thi đỗ đạt và sự nghiệp học hành có nhiều thành công, thành tựu.

Chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội. Cách trung tâm Nội khoảng 47km. Đến với chùa Hương, du khách sẽ được biết đến như một quần thể hang động mang đậm màu sắc, tín ngưỡng tôn giáo dân gian và phảng phất nét văn hóa phồn thực. Lễ hội chùa Hương diễn ra trong khoảng thời gian dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch đầu năm. Không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân thông thường của vùng đất “linh sơn phúc đại”, mà lễ hội chùa Hương còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Bắc Bộ.

Phần hội là nét giao thoa giữa văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân vốn có. Phần nghi lễ thể hiện đậm nét tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo Việt Nam (bao gồm cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo). Trong chuyến trẩy hội chùa Hương du khách thập phương thường đi đò xuôi dòng suối Yến thơ mộng, ngắm nhìn cảnh núi non trùng điệp với sắc xuân ngập tràn trong từng tán cây, ngọn cỏ du khách sẽ cảm nhận được không gian thanh bình của miền đất Phật.

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, lý do khiến chùa Hương trở thành điểm hành hương nổi tiếng là bởi tương truyền, đây là nơi Quan Thế Âm Bồ Tát đã ứng hiện tu hành.

Chùa Bái Đính thuộc huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình cách trung tâm Hà Nộ chừng 100k đi khoảng 1h45p. Bái Đính – Tràng An Ninh Bình là hai trong các địa điểm thuộc Quần thể Danh thắng Tràng An- Di sản Văn hóa và Thiên nhên thế giới được Unesco công nhận năm 2014 Trong đó, Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.

Chùa Bái Đính nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính - Tràng An. Quần thể chùa Bái Đính được xây dựng từ năm 2003, có diện tích được xác lập là rộng nhất Việt Nam với 539ha, được bao bọc xung quanh là những vòng cung núi đá vôi kỳ vĩ. Chùa Bái Đính gắn liền với nhiều giai thoại và huyền thoại về một vị thiền sư danh tiếng của nước Nam: Lý triều quốc sư Nguyễn Minh Không, Ngài chính là người đã đặt nền móng, xây dựng tượng Phật và khai mở miền đất Phật ở nơi đây.

Chùa Bái Đính được ghi nhận với nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam như: ngôi chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam đồng thời có hành lang La Hán dài nhất châu Á, ngôi chùa có tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Chùa Bái Đính là một trong những điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách mỗi dịp đầu xuân. Nơi đây luôn chào đón hàng vạn du khách đến tham quan và chiêm bái mỗi năm.

Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng hang động, hồ đầm. Nơi đây là nơi có cảnh đẹp bậc nhất Việt Nam. Bạn có thể đến đây và đi thuyền khám phá tất cả những gì nơi đây được ban tặng. Tràng An được ví như một bức tranh được vẽ ra, mà không hề có thực.

Đến với Bái Đính – Tràng An Ninh Bình vào những ngày đầu xuân du khách sẽ được thấy khung cản nhộn nhịp những ngày lễ Tết còn có cơ hội tham gia vào các ngày lễ hội truyền thống tại vùng đất này.

Chùa Yên Tử ở Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 134km đi chừng 2h30p. Chùa Yên Tử nằm trên ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068 m, dưới thời vua Trần Nhân Tông, khoảng thế kỷ XIII, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Đỉnh thiêng Yên Tử xưa nay vẫn luôn nổi tiếng là một trong những khu du lịch tâm linh đẹp và nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Nơi đây không chỉ sở hữu quần thể chùa chiền rộng lớn, linh thiêng. Mà còn khiến du khách phải mê đắm bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Chính vì vậy tọa độ này thu hút hàng nghìn du khách thập phương lại tìm về mỗi năm, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán.

Mặc dù có thể tham quan Yên Tử bất cứ lúc nào trong năm. Thế nhưng khoảng thời gian lý tưởng nhất để khám phá nơi đây là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch hằng năm. Đây là lúc tại Yên Tử diễn ra những lễ hội cực kỳ đặc sắc, thu hút hàng vạn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về tham quan, lễ bái.

Đền Bà Chúa Kho ở núi Kho đường Bà Chúa Kho, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km đi chừng 1h. Đền Bà Chúa Kho là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được tất cả người dân trong nước cũng như quốc tế biết đến. Là nơi thờ một vị Thánh Nhân có công lớn cho đất nước từ thời phong kiến nhà Lý - Linh Từ Quốc Chế - một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh, có công chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng nương làng Quả Cảm (Bắc Ninh). Bà cũng là người giúp vua Lý tổ chức sản xuất, tích trữ và trông nom kho lương thực tại núi Kho.

Hàng năm vào ngày 12/1 âm lịch được ghi lại trong lịch sổ sách là ngày mất của Bà Chúa Kho và lễ hội Đền Bà Chúa Kho cũng được tổ chức vào ngày này coi như là hình thức cúng giỗ cho Bà. Ngày này toàn bộ Ban Quản lý Đền Bà Chúa Kho cùng người dân cả nước đổ về đây cùng nhau tổ chức một ngày hội đúng nghĩa.

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được tổ chức trong không khí nghiêm trang và luôn giữ được những giá trị văn hóa vỗn có của nó. Những người làm nghề buôn bán thường chuẩn bị những mâm lễ lớn để dâng lên Bà Chúa Kho để xin một năm mới ăn nên làm ra, phát tài phát lộc. Không ít trong số đó còn chuẩn bị những sớ, lễ cầu kỳ để làm nghi thức “vay vốn” Bà Chúa Kho.Thường thì mọi người hay đi du xuân đầu năm và tiện thể đi lễ luôn nên cả tháng riêng sẽ rất đông đúc.

Tọa lạc trên đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định cách Hà Nội khoảng 88km đi chừng 1h30p. Đền Trần là ngôi Đền thờ 14 vị vua nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công phù tá. Nơi đây nổi tiếng với Lễ dâng hương khai ấn Đền Trần đầu xuân, năm nào cũng chật cứng du khách về xin ấn ngày Rằm tháng Giêng. Nhiều người tin rằng, có Ấn đền Trần sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp.

Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 - 24h của ngày 14 tháng Giêng. Vì vậy, hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được Ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Để xin được Ấn vua ban lúc nửa đêm, người dân phải xếp hàng, xin thẻ từ trước đó rất lâu.

Theo đó, lễ hội đền Trần sẽ được bắt đầu từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng âm lịch với rất nhiều hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo như: Rước kiệu Ngọc Lộ, rước nước, tế cá, múa lân, biểu diễn võ thuật…

Chùa Tam Chúc – Hà Nam nằm ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách thành phố Hà Nội khoảng 70km, cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km, được xem như là ngôi chùa lớn nhất thế giới tính đến hiện tại, nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc thơ mộng, trữ tình. Chùa Tam Chúc là một trong những điểm du xuân đầu năm được yêu thích nhất trong thời gian gần đây.

Được ví như là “vịnh Hạ Long’ trên cạn, quần thể khu du lịch Tam Chúc trở thành điểm đến được rất nhiều người săn lùng. Quần thể chùa Tam Chúc được khánh thành giai đoạn 1 vào tháng 5/2019 và hiện tại vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện. Dự kiến sau khi ngôi chùa này hoàn thành sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới.

Những ngày đầu xuân, hàng vạn du khách đã về vãn cảnh, tham quan kết hợp đi lễ đầu năm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới này. Cảnh quan ở khu du lịch Tam Chúc rất độc đáo, đa dạng mà không phải nơi nào cũng có được. Từ chính điện chùa nhìn ra là hồ nước bao la bát ngát. Trong lòng hồ có sáu quả núi như những chiếc chuông và bảy ngọn núi cao tương ứng với bảy vì sao sáng. Chắc chắn, khi hoàn thiện chùa Tam Chúc sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và đi lễ đầu năm.

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cách thành phố Hà Nội chừng hơn 70km di chuyển khoảng 1h30p. Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ. Trải qua trên 700 lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng.

Hàng năm, hội Côn Sơn (gắn với Trúc Lâm đệ tam Tổ - Huyền Quang) được bắt đầu từ rằm tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Giêng... Lễ hội đền Kiếp Bạc (gắn với ngày giỗ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn) được tổ chức từ ngày 16 tháng 8 và kết thúc vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch) hàng năm... Ngoài ra, trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của khu di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc là di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012. Đặc biệt năm nay các hoạt động chính của Lễ hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ diễn ra từ ngày 4/2-13/2/2023 (tức 14 -23 tháng giêng âm lịch). Trong đó điểm nhấn là lễ khai hội vào ngày 6/2 (tức 16 tháng giêng), lễ tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả.

Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ cách thành phố Hà Nội 90km đi chừng 1h30p. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đền Hùng là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam, nơi đây vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ. Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử - văn hóa thích hợp là địa điểm du xuân đầu năm. Đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

Lễ hội chính của Đền Hùng là ngày 10/3 Âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới. Nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước.

Người dân đi lễ chùa không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, bỏ lại những bộn bề cuộc sống ở phía sau để tận hưởng nơi tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời mùa xuân.

Trong đó, khách quốc tế tháng 9 ước tính đạt 255.000 lượt người, giảm 2% so với tháng trước và tăng 92,2% so với cùng kỳ năm trước; ước tính quý III năm 2023 đạt 763.000 lượt người, tăng 2,6% so với quý trước và gấp 2,1 lần cùng kỳ.

Tính chung 9 tháng năm 2023, khách quốc tế đến Hà Nội đạt hơn 2,2 triệu lượt người, gấp 3,7 lần cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 328.400 lượt người, gấp 2,7 lần; Trung Quốc 205.500 nghìn lượt người, gấp 6,4 lần; Mỹ 160.600 nghìn lượt người, gấp 3,8 lần; Nhật Bản 149.100 nghìn lượt người, gấp 2,8 lần; Anh 116.200 lượt người, gấp 3,7 lần...

Khách du lịch nội địa tháng 9 ước đạt 161.000 lượt người, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 49,6% so với cùng kỳ năm trước; ước tính quý 3 năm 2023 đạt 474.000 lượt người, tăng 9,2% so với quý trước và tăng 18,2% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023, khách nội địa đến Hà Nội đạt hơn 1,2 triệu lượt người, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Về hoạt động của các cơ sở lưu trú, tính đến cuối tháng 9, trên địa bàn Hà Nội có 3.756 cơ sở lưu trú du lịch với gần 70.300 phòng, trong đó có 603 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao với 25.600 phòng, chiếm 16,1% tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn và 36,3% tổng số phòng. Trong tháng 9, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 57,6%, tăng 0,6% so với tháng trước và tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 9 tháng năm nay, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao đạt 61%.

Dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn Hà Nội hiện có 29 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 36 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 6 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí và 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút lượng lớn du khách và người dân đến tham quan, mua sắm.

Để có được kết quả trên, ngay từ đầu năm, ngành du lịch Thủ đô đã chú trọng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, điểm đến, các sản phẩm du lịch mới trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế. Với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội điểm đến an toàn cho du khách” và “Hà Nội đến để yêu” đã tạo sức lan tỏa lớn, thu hút khách đến tham quan, du lịch.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Du lịch xem các tin, bài liên quan.