Cục trưởng là chức danh lãnh đạo và là người đứng đầu Cục. Trong Cục, Cục trưởng có quyền hạn và tránh nhiệm lớn nhất trong triển khai quản lý, lãnh đạo Cục. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng trong tính chất quản lý cấp trên. Là đơn vị được giám sát, Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của Cục mình, cũng như chịu các trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

Vai trò, nhiệm vụ của Cục trưởng:

Cục trưởng có vai trò là cơ quan hỗ trợ, giúp Bộ trưởng và Tổng cục trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi của cục. Đây vừa là trách nhiệm để đảm bảo hiệu quả trong quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. Chỉ có thể mới bảo đảm chất lượng công tác phân công, phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước.

Cục trưởng các cục khác nhau có thẩm quyền, nhiệm vụ khác nhau tùy vào lĩnh vực được phân công quản lý. Qua đó cũng xác định chuyên môn, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không giống nhau. Tuy nhiên trên vai trò lãnh đạo cơ quan, đơn vị, có thể thấy:

Cục trưởng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định pháp luật. Tùy thuộc vào chức danh cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn và quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể. Từ đó xác định cho trách nhiệm, quyền hạn cũng như tính chất công việc của Cục trưởng.

– Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan trong thẩm quyền quản lý. Vai trò của Cục trưởng là người đứng đầu, nên phải thực hiện điều hành, tổ chức công việc chung. Cũng như phân chia, bố trí thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị. Do đó nhiệm vụ này thể hiện trong hiệu quả làm việc của Cục.

– Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các đơn vị thuộc Cục và các Chi cục trực thuộc trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Cục theo quy định của pháp luật; Cục là đơn vị cấp trên trực tiếp của các Chi cục. Do đó phải thực hiện quản lý, giám sát, phân chia nhiệm vụ cho các chi cục. Cục trưởng phải đảm bảo hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung ở các Chi cục. Đó mới là hoàn thành các nhiệm vụ của mình trong tính chất lãnh đạo.

Ngoài ra cũng được xác định trong các công việc cụ thể của từng lĩnh vực. Trên đây chỉ là xác định chung nhất trong nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng.

Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, thực hiện hoạt động lãnh đạo. Phải chịu trách nhiệm trước Bộ là đơn vị quản lý cấp trên và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Tùy thuộc vào tính chất lĩnh vực quản lý mà xác định được trách nhiệm của Tổng cục trưởng. Trong đó, phải đảm bảo tính chất quản lý, điều hành công việc trong đơn vị quản lý. Cũng như phân công nhiệm vụ để phối hợp tốt trong hoạt động của các Cục.

Một Tổng cục chỉ có một Tổng cục trưởng. Đây là chức danh cao nhất, cũng có nhiều quyền hạn nhất trong Tổng cục. Ngoài ra cũng thực hiện quản lý các cục, các chi cục một cách gián tiếp.

Các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản:

Tổng cục trưởng trình Bộ quản lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục. Để xác định các công việc, định hướng chiến lược trong hoạt động của đơn vị. Các tham mưu giúp đảm bảo hiệu quả chuyên môn, cũng như dựa trên năng lực của người đứng đầu một Tổng cục.

Thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật. Đây là công việc quản lý, giám sát cũng như phân công cụ thể công việc trong phạm vi quản lý. Cũng như điều hành các công việc ở đơn vị cấp dưới là các Cục. Để đảm bảo mang đến hiệu quả công việc chung trong nhiệm vụ của tổng cục.

Ngoài ra, tùy thuộc lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quy định trong nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục trưởng cũng được xác định. Mang đến các cụ thể hóa trong quyền hạn và nhiệm vụ trong quản lý nhà nước.

Chi cục là một bộ phận công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc hệ thống quản lí tập trung thống nhất của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là đơn vị thực hiện công việc chuyên môn của Cục.

Chi cục trưởng Chi cục là người đứng đầu Chi cục, thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như điều hành công việc chuyên môn. chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Các chi cục được tổ chức hoạt động trên địa bàn, lĩnh vực quản lý cụ thể. Chi cục trưởng cũng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thẩm quyền được trao. Trong đó, tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý cụ thể mà các quyền hạn, nhiệm vụ được xác định đặc thù. Tuy nhiên có thể nhìn nhận chung nhất các quyền hạn, tránh nhiệm như sau:

– Có năng lực tổ chức, điều hành, phối hợp xử lý thông tin trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.

– Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công việc; đề xuất, phối hợp với cấp có thẩm quyền hoàn thiện các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ được giao.

– Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành quản lý trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Mang đến hiệu quả phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung. Cũng như thúc đẩy tinh thần đoàn kết, xây dựng hiệu quả và tác động to lớn trong hoạt động quản lý.

– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực quản lý của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Từ đó có được các nhìn nhận vi mô, vĩ mô để đưa ra các chiến lược, kế hoạch hoạt động hiệu quả.

– Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Chi cục, Cục, Tổng cục. Từ đó xác định các trách nhiệm, tư tưởng và hoạt động công việc chuyên môn.

– Hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực công tác. Hiểu biết về khoa học quản lý, tổ chức, điều hành.

– Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước. Có tầm nhìn xa, mang đến hiệu quả và tác động lớn trong công việc quản lý, lãnh đạo.

Đảm bảo trình độ về năng lực, bên cạnh các tiêu chuẩn đặt ra cho chức danh lãnh đạo. Bao gồm:

– Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Các trình độ, chứng chỉ khác.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định số 123/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Tân Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Mạnh Cường.

“Tôi nhận thức sâu sắc bản thân phải bắt tay ngay vào công việc mới, cùng tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo các đơn vị hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành Thuế trong năm 2024, cũng như cả nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao trình độ, trí tuệ; luôn giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, tâm huyết với ngành; nêu cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý trong triển khai công việc, phát huy những kinh nghiệm, thành quả quý báu của các thế hệ Lãnh đạo tiền nhiệm”, ông Vũ Mạnh Cường khẳng định.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Mạnh Cường xin hứa sẽ đoàn kết, thống nhất với tập thể Lãnh đạo Tổng cục Thuế, tham mưu đồng chí Tổng cục Trưởng triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thuế và thu ngân sách, thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tạo nguồn lực tài chính lớn mạnh, bền vững cho đất nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đặc biệt, trong thời gian tới với định hướng chuyển đổi số toàn diện của ngành thuế, ông Cường nhấn mạnh sẽ tiếp tục tham mưu cho đồng chí Tổng cục trưởng trong công tác xây dựng, vận hành, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong từng khâu, từng bước quản lý thuế, điện tử hóa các quy trình nội bộ, hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn về thuế… để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, điện tử hóa từ khâu kê khai, thu nộp thuế đến cưỡng chế nợ thuế điện tử, thanh tra kiểm tra thuế điện tử, theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề kinh doanh mới, phi truyền thống, sự đa dạng hóa của đối tượng nộp thuế trong nền kinh tế số hiện nay.

Ông Vũ Mạnh Cường, sinh ngày 7/7/1976. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách Khoa Hà Nội; cử nhân Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội; cử nhân ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội; Lý luận chính trị: Cao cấp; Quản lý nhà nước: Chuyên viên Cao cấp.

Tân Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Mạnh Cường có gần 20 năm công tác trong ngành Thuế. Năm 2020 ông được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thanh tra kiểm tra (Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế, Tổng cục Thuế). Tháng 8/2023, ông Cường được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội.

Sáng nay (21/10), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Vũ Mạnh Cường (SN 1976), Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, ông Vũ Mạnh Cường có trình độ chuyên môn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách Khoa Hà Nội; cử nhân Kinh tế, Trường Đại học Tại chính Kế toán Hà Nội; cử nhân ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Mở Hà Nội.

Ông Vũ Mạnh Cường có quá trình công tác 25 năm trong ngành tài chính, đã đảm nhận qua nhiều vị trí công tác và cương vị lãnh đạo.

Cụ thể, ông Cường có 7 năm kinh nghiệm quản lý ở vai trò cấp phó, cấp trưởng tại Cục Thanh tra - Kiểm tra (Tổng cục Thuế). Năm 2023, ông Cường được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị toàn ngành thuế tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2024 được Quốc hội giao.

Ông cũng đề nghị tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Vũ Mạnh Cường tập trung phối hợp, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp tăng cường triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế; đặc biệt là tại các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai, dịch bệnh sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa hệ thống thuế...

Ngày 9-9, Trại giam Mỹ Phước (Cục Cảnh sát QLTG, CSGD và trường giáo dưỡng Bộ Công an) tổ chức tổng kết Chương trình phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, giai đoạn 2014 - 2018 và hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân lần thứ V-2019.