Chiều 27/7/2023, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, kết quả công tác tháng 7/2023, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 8/2023. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Kế hoạch 140: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ tinh gọn bộ máy bên trong
Theo Kế hoạch tinh gọn bộ máy Chính phủ, định hướng duy trì 08 Bộ, cơ quan ngang Bộ sau đây (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong):
- Đối với các Bộ, gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Đối với các cơ quan ngang Bộ, gồm: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, Bộ Quốc phòng; Bộ Công an là một trong những Bộ chỉ tiến hành sắp xếp tinh gọn bộ máy trên trong.
Theo Ban Chỉ đạo, việc đề xuất duy trì các Bộ, cơ quan ngang Bộ nên trên là cần thiết, bảo tính ổn định, kế thừa và phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Về định hướng kế hoạch sắp xếp các tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang Bộ: Tại Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 đã đưa các các phương hướng thực hiện như sau:
**Đối với các tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục
Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng phương án sắp xếp, tổ chức lại, bảo đảm tinh gọn, cơ bản không duy trì mô hình tổng cục thuộc Bộ. Trường hợp cần thiết duy trì mô hình tổng cục, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ để xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
**Đối với các vụ, cục, đơn vị sự nghiệp công lập
(1) Đối với các đơn vị có chức năng tham mưu tổng hợp chung: Đề nghị mỗi Bộ chỉ duy trì 01 đầu mối tổ chức tương ứng với các lĩnh vực sau: Tổ chức cán bộ, Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Văn phòng, Kế hoạch Tài chính, Thanh tra.
(2) Đối với Cục, Vụ thực hiện chức năng tham mưu, tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành
- Đề nghị rà soát, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức này theo hướng tinh gọn, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, chỉ duy trì các vụ, cục có đối tượng quản lý chuyên ngành, bảo đảm đáp ứng các tiêu chí, điều kiện theo quy định của Chính phủ.
- Đối với các vụ, cục có nhiệm vụ liên thông, gắn kết, đề nghị sắp xếp, kiện toàn các vụ, cục này thành 01 đầu mối.
- Hạn chế tối đa chuyển các vụ thành các cục, trừ trường hợp cần đẩy mạnh phân cấp thẩm quyền xử lý theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Đề nghị sắp xếp, kiện toàn đơn vị sự nghiệp công lập theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, quy định của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:
+ Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ
(i) Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức: Chỉ duy trì tối đa 05 đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, ngành (gồm: Viện; tạp chí; báo; trung tâm thông tin; trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức); đồng thời sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn và đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định, trong đó:
(ii) Viện: Đề nghị sắp xếp, tổ chức lại theo hướng thu gọn đầu mối trên cơ sở thực hiện nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW và phù hợp với quy hoạch mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ công lập.
(iii) Báo, Tạp chí: Đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện phương án sắp xếp các đơn vị này, bảo đảm mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ có 01 cơ quan báo (gồm: báo in, báo điện tử và Cổng thông tin điện tử của Bộ, ngành) và 01 tạp chí khoa học chuyên ngành (chỉ duy trì đối với các tạp chí có uy tín về khoa học trên thế giới và trong nước).
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức
(i) Chỉ giữ lại các đơn vị thuộc bộ, ngành phục vụ nhiệm vụ chính trị và các đơn vị đầu ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành đáp ứng đầy đủ tiêu chí, điều kiện thành lập theo quy định, phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của Chính phủ và yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.
(ii) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng, trường trung cấp): Thực hiện sắp xếp theo Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, gồm 04 cấp: quốc gia, vùng, ngành, tỉnh, bảo đảm đến hết năm 2025, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên.
(iii) Học viện, đại học, trường đại học: Đến năm 2025 đề nghị tự bảo đảm chi thường xuyên, đồng thời rà soát, sắp xếp theo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao mức độ tự chủ về tài chính phù hợp với lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực.
(iv) Đối với bệnh viện: Chỉ giữ lại các bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học; Đến hết năm 2025 các cơ sở khám chữa bệnh (trừ các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh đặc thù) là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.
(v) Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc văn phòng, cục thuộc bộ, cục thuộc tổng cục thuộc bộ: Đề nghị sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các đơn vị sự nghiệp công lập khác phải tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.
(vi) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn lại: Yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và mức độ tự chủ tài chính. Xây dựng phương án tự chủ về tài chính và chuyển đổi thành công ty cổ phần khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Đối với cơ quan thuộc Chính phủ: Đề nghị thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
Ban hành Bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành
xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Tổng cục trưởng các Tổng cục: Lâm nghiệp,Thủy sản; Cục trưởng các Cục: Bảo vệ thực vật, Trồng trọt, Thú y, Chăn nuôi, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Bảng mã số HS đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các phụ lục sau đây:
1. Phụ lục 01: Bảng mã số HS đối với thuốc bảo vệ thực vật;
2. Phụ lục 02: Bảng mã số HS đối với thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam;
3. Phụ lục 03: Bảng mã số HS đối với Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
4. Phụ lục 04: Bảng mã số HS đối với phân bón;
5. Phụ lục 05: Bảng mã số HS đối với Danh mục thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
6. Phụ lục 06: Bảng mã số HS đối với Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam;
7. Phụ lục 07: Bảng mã số HS đối với hàng hóa cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
8. Phụ lục 08: Bảng mã số HS đối với hàng hóa thực phẩm (phối chế) có nguồn gốc nông, lâm, thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
9. Phụ lục 09: Bảng mã số HS đối với Danh mục muối (kể cả muối ăn và muối bị làm biến tính);
10. Phụ lục 10: Bảng mã số HS đối với Danh mục máy, thiết bị dùng trong nông nghiệp;
11. Phụ lục 11: Bảng mã số HS thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản;
12. Phụ lục 12: Bảng mã số HS sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
13. Phụ lục 13: Bảng mã số HS các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
14. Phụ lục 14: Bảng mã số HS các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm;
15. Phụ lục 15: Bảng mã số HS các loài thủy sản cấm xuất khẩu;
16. Phụ lục 16: Bảng mã số HS về lĩnh vực khai thác thủy sản;
17. Phụ lục 17: Bảng mã số HS giống thủy sản nhập khẩu thông thường;
18. Phụ lục 18: Bảng mã số HS đối với giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;
19. Phụ lục 19: Bảng mã số HS đối với giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu;
20. Phụ lục 20: Bảng mã số HS Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam;
21. Phụ lục 21. Bảng mã số HS các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam;
22. Phụ lục 22: Bảng mã số HS đối với Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch;
23. Phụ lục 23: Bảng mã số HS đối với Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;
24. Phụ lục 24: Bảng mã số HS đối với Danh mục thuốc thú y được phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
2. Thông tư này thay thế các văn bản và Phụ lục sau đây:
a) Quyết định số 38/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục áp mã số HS hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyên ngành thủy sản;
b) Quyết định số 2515/QĐ-BNN-BVTV ngày 29 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành bảng mã số HS của Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam;
c) Quyết định số 2766/QĐ-BNN-CN ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mã HS đối với Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;
d) Quyết định số 5481/QĐ-BNN-CN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố mã HS đối với Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu;
đ) Quyết định số 4069/QĐ-BNN-QLCL ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Quyết định số 13/QĐ-BNN-TCTS ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Công bố mã HS đối với các Danh mục quản lý hàng hóa chuyên ngành thủy sản tại Việt Nam;
g) Quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Bảng mã số HS của Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch;
h) Quyết định số 2432/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã HS đối với Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam;
i) Thông tư số 24/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành danh mục và công bố mã HS đối với hàng hóa cấm xuất khẩu là gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước và hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép là củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
k) Phụ lục IB. Danh mục thuốc thú y được phép nhập khẩu lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
l) Phần B, Phụ lục IC. Danh mục thuốc thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
m) Phụ lục III Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.
3. Bãi bỏ mã số HS quy định tại Phụ lục II Thông tư số 03/2016/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 04 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam; công bố mã HS đối với thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, bổ sung./.
- Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);