Ở cuối thời nhà Thanh (Trung Quốc), nhiều nhiếp ảnh gia phương Tây đã đến và văn hoá chụp ảnh cũng đã du nhập vào đất nước vẫn đang ở thời kỳ phong kiến này. Qua những bức ảnh đen trắng cũ kỹ, cuộc sống hàng ngày, nếp sinh hoạt của người dân trong thời kỳ đó được khắc hoạ một cách chân thực và sống động nhất. Đồng thời, thông qua những hình ảnh đó, hậu thế cũng có được cái nhìn trực quan hơn về cảnh đón Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc xưa kia.
Nắm vững nguyên tắc và luôn sáng tạo
Mọi kiến thức và thủ thuật đều mang tính chất giúp bạn có được bức ảnh chân dung "đúng chuẩn" mà mọi người thường cho là đẹp. Và một khi làm chủ được những điều cơ bản, bạn có thể tạo nên bức ảnh khác biệt mang thương hiệu "made by me" bằng việc phá vỡ quy tắc truyền thống một cách có ý đồ.
Trong nhiếp ảnh, bạn có thể tạo nên bức ảnh không đụng hàng bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng tiêu cự lạ, góc chụp mới mẻ, điều chỉnh các thông số như tốc độ màn trập, khẩu độ hay địa điểm, ánh sáng, tư thể tạo dáng,…
Thập niên 1980 và 1990: Sự nổi lên của các đạo diễn Thế hệ thứ 5
Từ nửa cuối thập niên 1980, điện ảnh Trung Quốc bắt đầu thực sự khởi sắc với các đạo diễn Thế hệ thứ 5, những người mới tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh thời gian trước đó (phần lớn là năm 1982). Có thể kể tới các đạo diễn Trần Khải Ca, Trương Nghệ Mưu, Trương Quân Chiêu và Điền Tráng Tráng. Họ là thế hệ nhà làm phim đầu tiên tốt nghiệp sau Cách mạng văn hóa và đã sớm khẳng định được mình bằng phong cách làm phim và đề tài mang tính đột phá. Hai bộ phim mở đầu cho thành công của thế hệ đạo diễn này là Nhất cá hòa bát cá (一个和八个, 1983, do Trần Đạo Minh thủ vai chính) của Trương Quân Chiêu và Hoàng thổ (黄土地, 1984, bộ phim xếp thứ 4 trong danh sách phim tiếng Hoa hay nhất 100 năm qua[7]) của Trần Khải Ca. Nhà quay phim cho cả hai bộ phim này là Trương Nghệ Mưu, người sau đó cũng có những thành công của riêng mình với Cao lương đỏ (红高粱, 1987), Cúc Đậu (菊豆, 1989) và Đèn lồng đỏ treo cao (大红灯笼高高挂, 1991). Không chỉ thành công trong nước, các đạo diễn này còn giành rất nhiều giải thưởng lớn tại các liên hoan phim uy tín, Cao lương đỏ của Trương Nghệ Mưu giành giải Gấu bạc tại Liên hoan phim Berlin, Thu Cúc đi kiện (秋菊打官司, 1992) cũng của Trương Nghệ Mưu giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venezia và đặc biệt Bá Vương biệt cơ (霸王別姬, 1993) của Trần Khải Ca đã giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes.
Cùng với các đạo diễn thế hệ thứ 5, một thế hệ ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc cũng thực sự khẳng định được vị trí của mình. Tiêu biểu trong số này là Củng Lợi, nữ diễn viên đóng vai chính trong hầu hết các bộ phim của Trương Nghệ Mưu hay Khương Văn, người sau này cũng trở thành một đạo diễn xuất sắc của điện ảnh Trung Quốc.
Thập niên 1950 và 1960: Sự hình thành của điện ảnh xã hội chủ nghĩa
Sau chiến thắng của quân đội Cộng sản trước quân Quốc Dân Đảng năm 1949, điện ảnh tiếng Hoa chứng kiến bước ngoặt quan trọng khi nó bị tách thành 3 nền điện ảnh gần như riêng biệt, điện ảnh xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đại lục, điện ảnh Đài Loan và điện ảnh Hồng Kông. Từ năm 1951, toàn bộ các bộ phim sản xuất trước 1949, các phim Hồng Kông và phim Hollywood bị cấm tại Đại Lục, thay vào đó là các bộ phim tuyên truyền hoặc có đề tài tập trung vào giai cấp nông dân, công nhân và quân đội. Công ty phim đầu tiên của nhà nước Trung Quốc mới, hãng Trường Xuân (长春) được thành lập năm 1950.
Điểm đáng chú ý trong giai đoạn này là sự gia tăng đáng kể của số lượng người dân đến với điện ảnh, lượng khán giả từ 47 triệu người năm 1949 tăng đến 415 triệu người năm 1959. Trong vòng 17 năm kể từ ngày thành lập nhà nước mới đến khi Cách mạng văn hóa bùng nổ, đã có tổng cộng 603 bộ phim và 8342 cuộn phim tài liệu và thời sự được thực hiện, trong đó đa phần là các phim tuyên truyền[8]. Nếu như trước năm 1949, phần lớn các nhà điện ảnh Trung Quốc học hỏi kinh nghiệm và kĩ thuật từ điện ảnh Mỹ thì sau khi thành lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa, các nhà điện ảnh Trung Quốc mới được gửi sang Moskva để đào tạo với sự giúp đỡ của điện ảnh Liên Xô. Năm 1956, Học viện Điện ảnh Bắc Kinh được thành lập. Điện ảnh Trung Quốc cũng bắt đầu tìm được bản sắc riêng với các bộ phim về đề tài lịch sử hoặc dựa theo các tiểu thuyết, điển tích cũ, tiêu biểu là bộ phim hoạt hình nổi tiếng Đại náo thiên cung (大鬧天宮, 1961). Bộ phim cực ăn khách này được thực hiện bởi Vạn Lại Minh, cha đẻ của nền phim hoạt hình Trung Quốc. Một nhân vật tiêu biểu khác của điện ảnh Trung Quốc thời gian này là Tạ Tấn, đạo diễn của bộ phim Hồng sắc nương tử quân (红色娘子军, 1961).
Thập niên 1960 đến 1980: Cách mạng văn hóa và giai đoạn kế tiếp
Năm 1966, Cách mạng văn hóa bùng nổ đã đưa cả nền văn hóa Trung Quốc, trong đó có điện ảnh, rơi vào chỗ khủng hoảng nặng nề. Gần như toàn bộ các tác phẩm điện ảnh bị cấm lưu hành, chỉ có rất ít các bộ phim mới được sản xuất (trong đó có phiên bản vũ kịch của Hồng sắc nương tử quân năm 1971). Nền điện ảnh của Trung Quốc đại lục gần như chững lại trong giai đoạn 1967-1972, việc làm phim chỉ bắt đầu được khởi động trở lại sau khi Bè lũ bốn tên bị xét xử và chỉ thực sự hoạt động bình thường từ năm 1976.
Trong thập niên 1980, công nghiệp điện ảnh Trung Quốc gặp khó khăn trước sự cạnh tranh từ các loại hình giải trí khác trong khi những bộ phim có tính giải trí cao (như phim kinh dị hoặc phim võ thuật) lại rất khó vượt qua được sự kiểm duyệt của chính quyền. Vì vậy để thu hút công chúng, các nhà điện ảnh Trung Quốc tập trung khai thác đề tài xã hội mà tiêu biểu là các bi kịch trong giai đoạn Cách mạng văn hóa trước đó cũng như di chứng của cuộc biến động này. Bộ phim đáng chú ý nhất theo thể loại này là bộ phim của đạo diễn Tạ Tấn, Phù Dung trấn (芙蓉镇, 1986), bộ phim đã đưa Khương Văn và Lưu Hiểu Khánh trở thành các ngôi sao điện ảnh mới của Trung Quốc.
Không sử dụng chế độ chụp tự động
Chế độ P (Program) và một số máy ảnh còn có thêm chế độ Auto giúp máy ảnh tự động tính toán mọi thông số sao cho phù hợp, từ đó bạn chỉ việc bấm chụp thôi, dễ như dùng điện thoại vậy. Tuy nhiên chính điều đó cũng sẽ khiến bức ảnh của bạn nhiều khi không xóa phông lung linh hay thể hiện đúng ý đồ của bạn. Đây là điểm mà nhiều người mới chơi máy ảnh thắc mắc nhiều nhất: sao chụp bằng máy ảnh xịn mà trông không đẹp bằng điện thoại.
Để xử lý tình huống này, sau đây là một vài lời khuyên cho bạn:
- Đầu tiên phải kiểm soát được mức ISO. Tùy vào điều kiện ánh sáng mà bạn cần chỉnh ISO sao cho phù hợp (ISO càng cao giúp chụp tối càng dễ, tuy nhiên chất lượng ảnh cũng giảm theo). Chọn mức ISO thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo bạn có thể chụp mà ảnh không bị rung/nhòe.
- Điều chỉnh khẩu độ. Đây là yếu tố giúp bức ảnh bạn có xóa phông nhiều hay ít nằm ở thông số này. Số F càng nhỏ, xóa phông càng mạnh và ngược lại.
- Chụp ảnh đủ sáng bằng tốc độ màn trập phù hợp sao cho thước đo độ sáng ảnh trong máy ảnh ở vị trí trung tâm.
- Hai chế độ thường dùng nhiều nhất trong chân dung là M (Manual) - bạn phải điều chỉnh mọi thông số từ ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ sao cho phù hợp và A (Aperture Priority) - chế độ này yêu cầu bạn chỉnh khẩu độ và ISO, tốc độ màn trập máy sẽ tự tính toán.